Giày chạy bộ không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một công cụ quan trọng để bảo vệ đôi chân và nâng cao hiệu suất chạy. Với thiết kế đặc biệt và công nghệ tiên tiến, giày chạy bộ giúp giảm chấn động, cung cấp độ ổn định và hỗ trợ tối ưu cho hoạt động chạy bộ.
Cùng Zocker Sport tìm hiểu về cấu tạo và phân loại của giày chạy bộ, giúp bạn chọn được đôi giày phù hợp với nhu cầu và phong cách chạy của mình.
Cấu tạo giày chạy bộ
Giày chạy bộ được cấu tạo từ các phần chính là: Đế ngoài, đế giữa, thân trên, ngoài ra là mũi giày, lót giày, gót giày, lưỡi gà, dây giày.
- Thân trên (Upper): Là toàn bộ phần bao bọc phần trên của bàn chân (ngoại trừ phần đế), thường sử dụng chất liệu vải lưới để tạo độ thoáng khí tốt nhất. Nó có nhiệm vụ cố định và bảo vệ chân, tạo ra sự thoải mái và thông thoáng khi di chuyển.
- Đế giữa (Midsole): Là phần nằm ở giữa thân giày và đế ngoài. Độ êm ái cũng như thoải mái có được trong từng bước chạy phần lớn được quyết định bởi bộ phận này. Nhiệm vụ của nó là hấp thụ và chuyển hồi động năng để giảm lực tác động ngược (có thể gây tổn thương cho đầu gối và cổ chân).
- Đế ngoài (Outsole): Chính là phần đáy – dưới cùng của đôi giày chạy, tiếp xúc trực tiếp với đường chạy, chống trơn trượt, cũng là lớp bảo vệ đầu tiên cho đôi chân. Bộ phận này giúp tăng cường độ bám, lực kéo cho đôi chân khi chạy.
- Lưỡi gà (Tongue of the shoe): Có nhiệm vụ bảo vệ phần mu bàn chân, giảm áp lực từ dây buộc giày lên chân.
- Gót giày và đệm gót (Heel Counter): Ôm trọn phần gót chân, có tác dụng cố định bộ phận này và tránh bị tụt giày khi chạy; Ngoài ra còn có 1 tác dụng rất quan trọng khác là bảo vệ cho gân Asin. Nó thường được làm từ 1 tấm nhựa cứng và bọc lớp foam mềm ở bên ngoài.
- Mũi giày (Toe-box): có tác dụng bảo vệ các ngón. Khi chạy, bàn chân thường có xu hướng đưa ra trước, mũi chân phải chịu nhiều lực tác động. Do đó, các các đôi giày chạy thì phần mũi thường có thêm lớp cao su cố định giúp tăng cường khả năng bảo vệ.
- Lót giày (Sockliner): tạo cảm giác êm ái, thấm hút mồ hôi, tạo sự khô thoáng, thường được làm từ EVA để tăng khả năng đàn hồi, bật nảy và tiếp đất êm ái.
- Dây giày (Shoelaces): Có tác dụng điều chỉnh độ rộng của thân theo kích cỡ bàn chân. Kiểu buộc dây còn giúp người chạy điều chỉnh bàn chân lệch trong, lệch ngoài.
Phân loại giày chạy bộ theo mục đích sử dụng
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân biệt giày chạy. Một trong những cách phổ biến là thông qua địa hình. Cụ thể:
Tính năng |
Giày đường bằng (Road shoes) |
Giày chạy Marathon |
Track & field shoes |
Giày chạy địa hình (Trail shoes) |
Mục đích sử dụng |
Chạy bộ trên đường bằng như đường nhựa hay bê tông, tập luyện hàng ngày |
Chạy đường dài, thi đấu marathon |
Chạy nước rút, vượt chướng ngại vật |
Chạy trên địa hình gồ ghề, đồi núi |
Trọng lượng |
Trung bình |
Rất nhẹ |
Rất nhẹ |
Nặng hơn các loại khác |
Đế giày |
Đệm vừa phải, độ bám tốt trên bề mặt cứng |
Đệm siêu êm, đàn hồi cao, trọng tâm thấp |
Đế mỏng, linh hoạt, bám chắc trên đường đua |
Đế dày, hoa văn sâu, bám chắc trên địa hình gồ ghề |
Thân giày |
Ổn định, ôm chân vừa phải |
Ôm chân, thoáng khí, nhẹ |
Ôm sát chân, hỗ trợ chuyển động |
Cứng cáp, bảo vệ mắt cá chân |
Ưu điểm |
Đa năng, thoải mái, phù hợp với nhiều người |
Tốc độ, nhẹ nhàng, tối ưu hiệu suất |
Tốc độ, linh hoạt, bám chắc |
Bền bỉ, bảo vệ, thích hợp địa hình phức tạp |
Nhược điểm |
Không phù hợp với địa hình gồ ghề |
Độ bền thấp hơn |
Không phù hợp với chạy đường dài |
Nặng, ít linh hoạt khi chạy trên đường bằng |
Phân loại giày chạy bộ theo kiểu bàn chân
1. Giày chạy bộ cho bàn chân pronation (trật vòm)
Những người có bàn chân pronation thường có vòm chân thấp hoặc bằng phẳng. Khi chạy, bàn chân của họ có xu hướng nghiêng vào trong, gây áp lực lên phần trong của bàn chân và mắt cá chân. Để khắc phục tình trạng này, giày chạy bộ cho bàn chân pronation được thiết kế đặc biệt với các tính năng sau:
- Đế giày cứng cáp hơn ở phần trong: Giúp hỗ trợ và kiểm soát độ xoay của bàn chân, ngăn chặn bàn chân nghiêng vào trong quá mức.
- Đệm dày ở phần ngoài: Giúp phân tán áp lực lên phần ngoài của bàn chân, giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
- Độ ổn định cao: Giúp giữ cho bàn chân ở vị trí trung lập, giảm thiểu các lực tác động lên khớp.
Xem thêm: Lựa chọn giày chạy bộ cho bàn chân lệch trong (pronation)
2. Giày chạy bộ cho bàn chân supination (lật vòm)
Ngược lại với bàn chân pronation, bàn chân supination có vòm chân cao. Khi chạy, bàn chân của họ có xu hướng nghiêng ra ngoài, gây áp lực lên phần ngoài của bàn chân. Giày chạy bộ cho bàn chân supination được thiết kế để cung cấp độ ổn định và hỗ trợ cho phần ngoài của bàn chân:
- Đế giày mềm hơn ở phần ngoài: Giúp tăng cường độ hấp thụ sốc và giảm áp lực lên phần ngoài của bàn chân.
- Độ linh hoạt cao: Giúp bàn chân di chuyển tự nhiên hơn và linh hoạt hơn.
- Ít tính năng kiểm soát chuyển động: Tránh hạn chế chuyển động tự nhiên của bàn chân.
Xem thêm: Giày chạy bộ cho bàn chân lệch ngoài supination
3. Giày chạy bộ cho bàn chân trung tính (neutral)
Bàn chân trung tính là loại bàn chân có độ cong vòm vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp. Khi chạy, bàn chân của họ tiếp xúc với mặt đất một cách tự nhiên. Giày chạy bộ cho bàn chân trung tính được thiết kế với độ êm ái và linh hoạt cao, phù hợp với hầu hết người chạy.
- Đệm mềm mại: Giúp hấp thụ sốc và giảm áp lực lên các khớp.
- Độ linh hoạt cao: Giúp bàn chân di chuyển tự nhiên và thoải mái.
- Ít tính năng kiểm soát chuyển động: Tôn trọng chuyển động tự nhiên của bàn chân.
Mẹo chọn giày chạy bộ phù hợp
Việc chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp là bước đầu tiên quan trọng để bảo vệ đôi chân và nâng cao hiệu suất chạy. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn chọn được đôi giày ưng ý:
1. Xác định kiểu bàn chân:
Hiểu rõ kiểu bàn chân của mình là yếu tố quyết định để chọn được đôi giày phù hợp. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách quan sát dấu mòn trên đế giày cũ. Nếu dấu mòn tập trung chủ yếu ở phần trong của đế, kiểu bàn chân của bạn có thể là dạng pronation. Nếu dấu mòn tập trung ở phần ngoài, kiểu bàn chân có thể là dạng supination. Còn nếu dấu mòn phân bố đều, kiểu bàn chân là trung tính. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia.
2. Xác định mục tiêu chạy bộ
Mục tiêu chạy bộ sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại giày. Nếu chạy thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, bạn có thể chọn những đôi giày có độ bền cao và mức độ đệm vừa phải. Nếu tập trung vào chạy đường dài, bạn nên chọn những đôi giày có độ đệm tốt để giảm thiểu chấn thương. Còn nếu thích chạy tốc độ, bạn cần những đôi giày nhẹ và linh hoạt.
3. Ước tính quãng đường chạy trung bình
Quãng đường chạy trung bình mỗi lần cũng là một yếu tố cần xem xét. Nếu chạy những quãng đường ngắn, bạn có thể chọn những đôi giày nhẹ và linh hoạt. Ngược lại, nếu chạy những quãng đường dài, bạn nên chọn những đôi giày có độ bền cao và khả năng hấp thụ sốc tốt.
4. Thử giày trực tiếp tại cửa hàng
Khi thử giày tại cửa hàng, bạn nên mang theo đôi tất chạy bộ và đi lại trong giày để cảm nhận sự thoải mái, vừa vặn. Hãy chú ý đến các yếu tố sau:
- Phần mũi giày: Đảm bảo mũi giày đủ rộng để các ngón chân có không gian thoải mái.
- Gót chân: Gót chân phải ôm sát chân, không bị xô lệch.
- Đệm: Đệm giày phải mềm mại và vừa đủ để hỗ trợ bàn chân.
- Độ ổn định: Giày phải cung cấp đủ độ ổn định để bảo vệ mắt cá chân.
- Cảm giác: cảm giác chân thoải mái khi di chuyển trong giày.
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy bộ