Giày chạy bộ đế thấp (giày chạy dốc gót thấp) là dòng giày dành cho những người yêu thích chạy đường mòn hoặc chạy tự nhiên. Nó được thiết kế để giảm độ chênh lệch giữa gót và ngón chân, mang đến cho người dùng cảm giác tự nhiên và linh hoạt hơn. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Ưu và nhược điểm giày chạy bộ đế thấp nhé.
Chất liệu làm giày chạy bộ đế thấp
Giày chạy bộ đế thấp phần đế giữa (midsole) được làm từ EVA hoặc là bọt TPU, mang lại độ đàn hồi và hỗ trợ tốt cho bàn chân, nhưng vẫn duy trì được cảm giác tiếp đất tự nhiên. Nhiều mẫu giày sử dụng công nghệ vật liệu nhẹ, giúp giảm trọng lượng tổng thể, tăng cảm giác linh hoạt khi vận động.
Đế ngoài là carbon hoặc cao su chịu mài mòn, tăng cường khả năng bám dính, chống mài mòn, giúp giày chạy bền hơn khi hoạt động trên các bề mặt đa dạng.
Upper thường làm từ lưới cao cấp, độ co giãn tốt, thoáng khí, thoát mồ hôi dễ dàng. Chất liệu này giúp giảm trọng lượng giày, hỗ trợ người chơi di chuyển nhẹ nhàng hơn.
Thiết kế giày chạy bộ đế thấp
Giày chạy bộ đế thấp được thiết kế với phần gót thấp (ít độ dốc), tức là độ chênh giữa gót và phần mũi chân nhỏ, thường dưới 6mm. Nhờ đó người chạy có thể tiếp đất một cách tự nhiên, giảm áp lực lên khớp gối, hỗ trợ tư thế chạy đúng chuẩn.
Thiết kế tối giản, sử dụng các vật liệu nhẹ giúp già dễ dàng di chuyển, tăng tốc độ cho người chạy. Phom giày thoải mái với mũi rộng để ngón chân tự do di chuyển trong giày, hạn chế chấn thương và tăng cường sự thoải mái khi hoạt động đường dài.
Giày đế thấp thường được thiết kế đơn giản, ôm sát bàn chân giúp tăng cường khả năng phản ứng nhanh nhẹn hơn.
Các công nghệ hiện đại trên giày chạy bộ đế thấp
Giày chạy bộ đế thấp được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại:
- Công nghệ đệm đặc biệt: Các mẫu giày chạy bộ đế thấp thường được áp dụng công nghệ đệm tiên tiến như: Boost, React, hoặc Fresh Foam, cho độ êm ái mà không làm mất cảm giác tự nhiên.
- Bám đường: Các hãng thường sử dụng cao su có độ bám tốt cho đế ngoài giúp bám đường – nhất là trên các bề mặt trơn trượt, nâng cao độ an toàn.
- Thoáng khí: Thân giày được ứng dụng công nghệ thoáng khí giúp điều hòa nhiệt độ, giữ cho đôi chân khô ráo và thoải mái trên toàn bộ quãng đường chạy.
- Công nghệ ổn định bàn chân: Một số mãu giày đế thấp được áp dụng công nghệ ổn định giúp làm giảm lực xoắn cũng như chấn động lên chân, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương khi vận động.
Ưu nhược điểm giày chạy bộ đế thấp
Ưu điểm
Giày chạy bộ đế thấp có các ưu điểm như:
- Cảm giác tự nhiên, linh hoạt: Giày đế thấp giúp người dùng cảm nhận mặt đường chạy rõ hơn, tăng độ linh hoạt, cho cảm giác tự nhiên.
- Cải thiện kỹ thuật chạy: Độ dốc thấp giúp kích hoạt hệ thống cơ bắp ở bàn chân, bắp chân, khuyến khích người chạy tiếp đất bằng mũi hoặc là phần giữa bàn chân, điều này giúp người chạy phát triển tư thế cũng như kỹ thuật chạy hiệu quả.
- Giảm nguy cơ chấn thương: Đối với những người có kỹ thuật chạy đúng thì đế thấp làm giảm áp lực lên đầu gối và hông do tác động ít hơn tới các khớp lớn trên cơ thể.
Nhược điểm
Giày chạy bộ đế thấp có các nhược điểm như:
- Thích hợp với người đã tập lâu, đã có kinh nghiệm: Những người mới tập có thể gặp chấn thương do không quen với việc tiếp đất bằng mũi hoặc giữa bàn chân.
- Ít đệm hơn: Nên khi hoạt động trên các địa hình cứng, nhiều sỏi đá, hoặc là chạy đường dài thì giày đế thấp không không mang tới sự thoải mái cũng như hỗ trợ cần thiết.
Nhìn chung, giày chạy bộ đế thấp chỉ phù hợp với những đường chạy ngắn, những người muốn cải thiện kỹ thuật, luyện cơ chân tự nhiên, hoặc là muốn có cảm giác chạy tự nhiên hơn.
So sánh giày chạy bộ đế thấp và đế cao
Giày chạy bộ đế cao có độ dốc mũi gót cao hơn, khoảng 8 – 12mm để tạo sự nâng đỡ cho gót chân. Loại giày này thường có đế giữa dày với lớp đệm cao, hấp thu chấn động khi chạy. Thân giày ôm gót và cổ chân, cho cảm giác chắn chắn, an toàn.
Sử dụng giày chạy bộ đế giày giúp giảm chân, bảo vệ khớp, thoải mái trên những đường chạy dài, phù hợp với nhiều địa hình đa dạng. Nhược điểm của nó là ít cảm giác về mặt đường, khối lượng thường lớn hơn so với giày chạy đế mỏng.
Dưới đây là bảng so sánh 2 loại giày chạy bộ đế cao và đế thấp:
Đặc điểm |
Giày chạy bộ đế thấp |
Giày chạy bộ đế cao |
Cảm giác |
Tự nhiên, linh hoạt |
Êm ái, ít cảm giác về mặt đường |
Hỗ trợ khớp |
Vừa phải |
Tốt |
Phát triển cơ bắp |
Cao, nhất là bàn chân và bắp chân |
Trung bình |
Phù hợp cho |
Người có kinh nghiệm, muốn tự nhiên |
Chạy đường dài, cần đệm nhiều |
Khả năng bảo vệ |
Trung bình |
Tốt |
Nên chọn giày chạy bộ đế thấp hay đế cao?
Trên đây là một số đặc điểm của giày chạy bộ đế thấp và đế giày. Vậy nên sử dụng loại nào phù hợp? Các bạn hãy cân nhắc các yếu tố dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp nhé.
Mục tiêu và phong cách chạy
Giày chạy bộ đế thấp phù hợp với những người có mong muốn cải thiện kỹ thuật chạy, tăng cường cơ bắp chân do loại giày này khuyến khích tiếp đất bằng giữa hoặc mũi bàn chân, giúp giảm áp lực lên khớp gối cũng như thúc đẩy tư thế chạy tốt hơn.
Trong khi đó, đế cao phù hợp với đối tượng ưu tiên sự thoải mái, muốn giảm thiểu chấn động khi chạy, nhất là trên những địa hình cứng. Đế giày hỗ trợ tốt cho hoạt động đường dài nhờ vào lớp đệm êm ái. Nếu bạn thường xuyên tập luyện ở cường độ cao, chạy marathon thì đế cao giúp bảo vệ khớp, tăng sự bền bỉ.
Trình độ chạy bộ
Với những người mới bắt đầu, đế cao là sự lựa chọn an toàn và thoải mái. Lớp đệm dày giúp hấp thu lực tác động, giảm nguy cơ chấn hương khi chưa quen với việc tiếp đất bằng phần giữa bàn chân hoặc mũi bàn chân.
Với những người có kinh nghiệm, nếu bạn đã quen chạy bộ và có kỹ thuật tốt thì giày đế thấp giúp cải thiện kỹ thuật, nâng cao sức mạnh các cơ ở chân. Tất nhiên, vẫn cần có sự chuyển đổi từ từ để cơ thể thích ứng dần với độ dốc thấp của giày.
Địa hình chạy
Nếu bạn thường xuyên hoạt động trên các bề mặt cứng như đường nhựa, bê tông thì phần đế cao sẽ phù hợp hơn. Nó cho cảm giác êm ái, giảm tác động tiêu cực lên khớp – đặc biệt là khớp gối, giúp bạn thoải mái hơn.
Nếu thường xuyên hoạt động trên các địa hình không bẳng phẳng thì cả 2 loại giày đế thấp và đế cao đều có thể đáp ứng. Nhưng giày đế thấp cho sự cảm nhận mặt đường tốt hơn, tăng khả năng phản ứng nhanh. Tuy nhiên, với địa hình gồ ghề, nhiều sỏi đá thì vẫn nên chọn loại đế cao hoặc ưu tiên độ bám tốt để bảo vệ tối đa cho đôi chân.
Lịch trình và cường độ luyện tập
Chạy đường dài hoặc tần suất tập luyện cao thì giày chạy bộ đế cao có tác dụng duy trì cảm giác thoải mái. Trường hợp bạn thiên về chạy tốc độ, biến tốc thì giày đế thấp giúp di chuyển nhanh nhẹn và phản ứng nhanh trong những bài chạy ngắn hoặc tốc độ.
Khả năng bảo vệ và giảm chấn
Giày chạy bộ đế cao cung cấp độ giảm chấn tốt, bảo vệ đôi chân khỏi lực va đập, giảm áp lực lên khớp, thích hợp với những đối tượng dễ bị dính chấn thương hoặc cần bảo vệ khớp tối đa.
Giày đế thấp mang tới sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cho chân, nhưng cũng yêu cầu kỹ thuật tiếp đất chuẩn, khả năng kiểm soát lực tốt từ người chạy.
Bạn cũng có thể chọn sử dụng kết hợp cả 2 loại giày cho các bài tập đa dạng. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa khả năng thích nghi cũng như giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Trên đây là một số chia sẻ về Ưu và nhược điểm giày chạy bộ đế thấp. Mong rằng qua thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về sản phẩm này, có được sự lựa chọn phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu trang bị giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với Zocker Sport nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày thể thao chạy bộ