Giày chạy bộ có nhiều loại khác nhau, được thiết kế phù hợp với từng địa hình riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có những đôi giày chạy được làm theo hướng đa địa hình, nghĩa là có thể giúp người tập hoạt động trên nhiều bề mặt khác nhau, cho dù là đường bằng hay địa hình gồ ghề, băng đồi, vượt dốc… Hiểu rõ về cấu trúc của các dòng giày sẽ giúp bạn lựa chọn được “người bạn đồng hành” phù hợp, giúp đạt được thành tích tốt cũng như mang lại hiệu suất tối ưu.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Giày chạy bộ đa địa hình nhé.
Tác dụng của giày chạy bộ đa địa hình
Chạy bộ nhìn chung là môn thể thao đơn giản, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như thể hình, thu hút đông đảo người tham gia tập luyện. Tuy nhiên, để chinh phục được những địa hình phức tạp, nhiều đoạn dốc, gồ ghề, thậm chí là lội qua suối thì ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật thì giày chạy bộ đa địa hình sẽ là yếu tố quan trọng.
Loại giày này được thiết kế với những điểm khác biệt so với dòng giày chạy thông thường, chủ yếu sử dụng trên đường bằng như vỉa hè, đường nhựa, sân đất… Cụ thể:
- Bảo vệ tối ưu: Phần đế giày dày và cứng hơn, giúp bảo vệ bàn chân khỏi va đập và trầy xước bởi đá, sỏi, rễ cây.
- Tăng cường độ bám: Đế giày được bổ sung các gai nhọn giúp tăng cường khả năng bám dính trên các địa hình trơn trượt, dốc, đảm bảo an toàn khi vận động.
- Hỗ trợ cổ chân: Giày chạy bộ đa địa hình thường có cổ cao, giúp bảo vệ cổ chân người chạy khỏi nguy cơ bị bong gân. Đặc điểm này cũng đặc biệt có ích khi di chuyển trên các địa hình không bằng phẳng.
- Thoát nước hiệu quả: Chất liệu thoáng khí và khô nhanh là cần thiết để giữ cho bàn chân được khô ráo, thoải mái, không bị bí bách, ẩm ướt.
- Giảm thiểu chấn thương: Khả năng hấp thụ lực va đập của giày địa hình nói chung tốt hơn với giày chạy thông thường. Nó giúp bảo vệ khớp cũng như hệ thống cơ bắp khỏi chấn thương khi hoạt động trên các địa hình phức tạp.
Cấu trúc của giày chạy đa địa hình
Thoạt nhìn thì giày chạy bộ đa địa hình cũng không khác biệt nhiều so với giày chạy thông thường. Tuy nhiên, để có thể chinh phục được những cũng đường khó, nhiều thử thách thì giày cần phải có những đặc tính riêng biệt. Việc hiểu rõ cấu trúc của dòng giày này sẽ giúp bạn thuận lợi chọn được đôi giày phù hợp.
- Gót giày: Được làm cực chắc chắn nhằm giữ ổn định cho đôi chân khi hoạt động trên địa hình không bằng phẳng.
- Lưỡi gà: Thường được may liền cả 2 bên, giúp ngăn chặn hiệu quả các viên đá nhỏ lót vào bên trong giày.
- Mũi giày: Rộng rãi để tăng mức độ ổn định. Khi bạn chạy đường dài thì phần mũi rộng rãi sẽ rất lý tưởng giúp các ngón chân được thoải mái hơn khi di chuyển.
- Lớp bảo vệ ngón chân: Mũi giày được gia cố thêm 1 lớp cao su chắc chắn, được coi như 1 tấm bảo vệ ngón chân khỏi các va đập.
- Phần mắc gaiter: Nó giúp mắc gaiter vào giày, bảo vệ bàn chân khỏi các dị vật nhỏ như cát, sỏi… chui vào giày và gây cho người chạy sự khó chịu.
- Đế ngoài: Là phần ngoài cùng, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Nó được làm từ cao su có độ bền cao, khả năng bám tối ưu trên các bề mặt trơn trượt.
- Khung ôm chân: Cấu trúc ôm sát bàn chân có công dụng tăng cường sự ổn định, hỗ trợ runner trong các bước chạy.
- Gai đế (vấu đế): Những chi tiết nhô ra trên phần đế giày tạo ra độ bám cùng khả năng ma sát cao trên các bề mặt trơn. Gai ngắn phù hợp với địa hình cứng, trong khi gai dài sẽ đáp ứng tốt hơn với địa hình bùn lầy.
- Đế giữa: Là phần nằm giữa thân và đế ngoài, chính là đệm giày. Đệm cao mang tới sự êm ái, đệm thấp cho cảm giác thật chân hơn. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bộ phận này.
Độ đệm của giày đa địa hình như nào là phù hợp?
Lựa chọn độ êm ái phù hợp cho các đôi giày chạy bộ đa địa hình của bạn phụ thuộc nhiều vào địa hình cũng như mục tiêu chạy.
- Với địa hình cứng, nhiều đá, hoặc chạy đường dài: Đôi chân của runner sẽ phải chịu những cú va đập mạnh với mặt đất, lúc này, chọn giày đa địa hình có lớp đệm êm ái sẽ giúp làm giảm áp lực lên hệ thống cơ và khớp, giúp cho người chạy thoải mái hơn, giảm nguy cơ chấn thương.
- Với địa hình mềm, lầy lội: Bạn không cần quá nhiều đệm giày do va chạm giữa chân và đất có tính chất nhẹ nhàng hơn. Một đôi giày chạy bộ địa hình với phần đế chắc chắn, độ ổn định cao sẽ hỗ trợ tốt hơn trong lấy đà và giữ thăng bằng khi di chuyển.
Lời khuyên từ các chuyên gia là những người mới tập chạy bộ nên ưu tiên giày chạy bộ đa địa hình có đệm dày để làm quen với địa hình, hạn chế chấn thương, và hoạt động được êm ái hơn. Còn các vận động viên chuyên nghiệp thường chọn giày có đệm mỏng hơn để có cảm giác tốt, rèn kỹ thuật tốt hơn.
Độ bám phù hợp trên giày chạy bộ đa địa hình
Giày chạy bộ đa địa hình có độ bám phù hợp giúp runner tự tin hơn, tăng tốt thuận lợi.
Trước tiên, người chạy cần xác định địa hình, khí hậu. Về địa hình: Bạn sẽ hoạt động trên địa hình nào, đường mòn khô cứng hay là đường có nhiều đá, sỏi; Đường lầy lội, trơn trượt… Về khí hậu: Nơi bạn chạy bộ có thường xuyên bị mưa không, hay nắng nóng?
Khi đã hiểu rõ nhu cầu của bản thân và địa hình thường chạy thì bạn có thể chọn giày với độ bám phù hợp dựa vào các tiêu chí sau:
- Độ bám nhẹ: Với các gai nhỏ, nông, rãnh thoát nước ít, bám dính tốt trên bề mặt khô cứng.
- Độ bám tốt, sâu: Được thiết kế với các gai lớn, nhô cao, bám tốt trên các địa hình mềm. Rãnh thoát nước lớn kết hợp với công nghệ láng mịn ở trên bề mặt giúp đẩy bùn hiệu quả. Nó phù hợp với các đường chạy bùn lầy, trơn ướt, hoặc địa hình liên tục thay đổi.
- Đế đa năng: Đặc trưng của nó là đế kết hợp ưu điểm của 2 loại trên.
Giày chạy đa địa hình có cần độ chống thấm không?
Như đã nói qua ở trên nhiều địa hình chạy có nước hoặc thời tiết mưa nhỏ. Đây là lý do nhiều đôi giày chạy bộ đa địa hình được trang bị lớp chống thấm để giữ cho bàn chân luôn khô ráo, thoải mái hơn.
Mặc dù vậy, nếu bạn thường chạy ở 1 địa điểm phải lội qua suối có mực nước tương đối cao, nước tràn vào sẽ bị giữ ở bên trong khiến gia tăng nguy cơ phồng rộp chân. Đây cũng là lý do một số runner thích giày có khả năng thoát nước tốt và mau khôn hơn khi chạy trong thơi tiết mưa hoặc phải lội nước.
Độ dốc gót - mũi của giày chạy bộ đa địa hình bao nhiêu là đủ?
Độ dốc gót – mũi của giày chạy bộ thường dao động từ 0 tới 12 mm. Để tìm được đôi giày có độ chênh gót – mũi phù hợp thì các bạn cần chú ý tới địa hình cũng như phong cách chạy của bản thân.
Nhiều chân chạy thích giày có độ dốc thấp 0 – 7mm do nó hỗ trợ tiếp đất bằng giữa bàn chân. Kỹ thuật tiếp đất này giúp giảm chấn thương tốt hơn so với bằng gót. Còn giày chạy đường bằng thường có độ cao của phần trên 8mm. Việc chuyển ngay sang giày thấp có thể gây chấn thương gân Asin khi bộ phận này đột ngột hoạt động theo cách mới.
Nếu như bạn mới bắt đầu chạy bộ đa địa hình có mức độ phức tạp trung bình, hoặc mới gặp phải vấn đề liên quan tới gân Asin, chứng viêm cân gan chân thì nên ưu tiên những đôi giày có độ dốc cao hơn 8 – 12mm.
Trên đây là một số chia sẻ về Giày chạy bộ đa địa hình. Để lựa chọn được đôi giày phù hợp thì các bạn cần hiểu về cấu trúc của nó. Điều này giúp bạn chọn được giày chạy phù hợp, sử dụng & bảo quản hiệu quả, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, có trải nghiệm chạy an toàn, thoải mái và hiệu quả. Hãy áp dụng và chọn cho mình 1 đôi giày chạy như ý giúp chinh phục mọi cung đường, thỏa mãn đam mê chạy bộ. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với Zocker Sport nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy