Đi bộ, chạy bộ là những hình thức vận động đơn giản, mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích. Việc trang bị giày sẽ giúp người tập nâng cao hiệu suất, bảo vệ tốt hơn cho đôi chân. Có 1 thắc mắc được nhiều người quan tâm: Giày đi bộ khác giày chạy bộ ở điểm nào? Có thể sử dụng lẫn cho nhau không? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu chi tiết nhé.
Điểm khác biệt giữa giày đi bộ và giày chạy bộ
- Đệm giày: Có thể nhận thấy áp lực mà cơ thể và chân tạo ra khi chạy sẽ lớn hơn so với đi bộ. Theo các nhà khoa học: Áp lực lên mặt đất bằng khoảng 1.5 lần trọng lượng cơ thể, còn khi chạy thì con số này là 3 lần. Xuất phát từ nguyên nhân kể trên thì giày chạy bộ thường có nhiều đệm hơn và do đó trọng lượng lớn hơn so với giày được sử dụng cho mục đích đi bộ. Người đi bộ cũng thường thích những đôi giày có phần đệm vừa đủ. Giày tập dành cho đối tượng này không yêu cầu phải có nhiều đệm, chỉ cần tập trung vào phần đệm ở khu vực giữa của bàn chân.
- Gót giày: Mỗi người đều có cách tiếp đất khác biệt, do đó áp lực từ bàn chân lên mặt đất cũng có sự khác biệt. Có người đặt gót chân xuống trước, có người tiếp đất bằng mũi chân, trong khi nhiều người tiếp đất bằng cả bàn chân, chạy lật trong, lật ngoài… Do đó giày cần có độ dốc mũi - gót khác nhau. Giày có độ dốc dưới 8 mm phù hợp để đi bộ, còn với những người chạy bộ nhất là có thói quen tiếp đất bằng giữa bàn chân nên chọn những đôi giày có độc dốc cao hơn.
- Độ bè gót giày: Thông thường, người đi bộ có xu hướng chọn giày không sử dụng giày gót bè do cảm giác gây ra sự khó chịu khi đi bộ. Chức năng của gót bè giúp người chạy không bị lật cổ chân, tăng cường tính ổn định khi chạy, do đó, phù hợp hơn với vận động ở cường độ cao.
- Tính đàn hồi: Đặc điểm này có ở cả 2 dòng giày. Bạn có thể kiểm tra thông qua việc nhấn mạnh phần mũi giày và quan sát kỹ phần bị uốn cong. Giày chạy bộ thường bị cong ở phần đầu hoặc giữa bàn chân, trong khi đó giày đi bộ thường cong ở bàn chân trước. Theo các chuyên gia: Nên tránh sử dụng các giày bị cong ở phần vòm bàn chân cũng như những đôi giày không thể uốn cong vì chúng không phù hợp với cả 2 hoạt động đi cũng như chạy bộ. Chúng ta có thể kiểm tra tính đàn hồi của giày thông qua việc xoắn từ mũi cho tới gót. Giày đi bộ sẽ có độ co giãn vừa phải và xoắn ở phần giữa bàn chân. Trong khi đó giày chạy bộ sẽ có độ đàn hồi cao.
- Đế giày: Đế giày đi bộ mềm, nhẹ giúp người dùng sải bước tự nhiên, dễ dàng. Trong khi đó giày chạy bộ thường sở hữu phần đế giày và đô nghiêng cao để tạo lực cũng như giảm áp lực khi chạy.
- Kiểm soát chuyển động: Người ưa chuộng giày có khả năng kiểm soát chuyển động thì cần phải bỏ qua sự đàn hồi. Giày đi bộ không đòi hỏi đàn hồi cao và cũng không cho phép kiểm soát chuyển động nhiều. Trong khi đó, giày chạy bộ cần ưu tiên cho kiểm soát, độ đàn hồi cao.
- Trọng lượng: Giày có trọng lượng nhẹ rất thích hợp để đi bộ. Do yêu cầu về miếng đệm đủ dày để hỗ trợ mà giày chạy nặng hơn so với giày đi bộ.
- Giá thành: Trên thị trường hiện nay, mức giá của giày chạy bộ sẽ cao hơn một chút so với giày đi bộ. Điều này là do giày chạy bộ hoạt động ở cường độ cao hơn, đòi hỏi nhiều hơn về độ bền, khả năng bảo vệ, hỗ trợ.
Có nên sử dụng riêng giày đi bộ và chạy bộ?
Đáp án là có! Bởi vòm bàn chân của mỗi người có độ cong khác nhau. Sử dụng giày không phù hợp về lâu dài sẽ khiến bị đau chân, dễ dẫn tới các bệnh lý xương khớp. Bên cạnh dó, các bộ phận của chân hoạt động khác nhau khi runner đi hoặc chạy bộ. Do đó, bạn nên mua những đôi giày được chế tạo và sản xuất với từng mục đích riêng biệt như đi bộ hoặc chạy bộ.
Bàn chân là 1 bộ phận vô cùng quan trọng. Nó làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi sử dụng giày không phù hợp với đi bộ hoặc chạy thì áp lực tăng lên có thể khiến cho chân người dùng không chịu được. Hậu quả của việc này là dẫn tới nguy cơ bị tổn thương chân cùng nhiều vấn đề khác. Đó là nguyên nhân tại sao các bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn và sử dụng giày dép phù hợp.
Có thể dùng giày đi bộ để chạy bộ và ngược lại?
Runner có thể dùng giày đi bộ để chạy bộ, cũng như dùng giày chạy bộ để đi bộ nếu như nhu cầu tập luyện không cao, bởi trong cả 2 loại giày này có những điểm tương đồng nhất định.
Tuy nhiên trong trường hợp muốn tập luyện nâng cao, chuyên biệt thì lời khuyên dành cho người tập là không nên sử dụng chung giày đi bộ với giày chạy bộ. Tình trạng này nếu như diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến giảm hiệu suất tập, khiến cho giày nhanh bị hỏng, thậm chí là gây ra những chấn thương không đáng có.
Một số lưu ý khi mua giày chạy bộ
Để chọn được đôi giày phù hợp thì người tập cần lưu ý một số điểm sau:
- Kích thước: Người mua cần xác định kích cỡ, chiều dài, chiều rộng của giày so với chân. Có thể kiểm tra khoảng trống bằng cách cho 1 ngón chân vào phần gót giày, khi này mũi chân sát với mũi giày, nhưng các ngón chân vẫn có thể cử động thoải mái. Ngoài ra, giày cần có bề rộng đủ để bàn chân cử động thoải mái sang 2 bên.
- Vị trí gót chân: Gót chân cử động được, cho cảm giác chắn chắn, thoải mái, không bị bó chặt hay nhấc gót.
- Tính đàn hồi: Giày chạy bộ tốt có đặc điểm khi bạn giữ phần gót và nhấn phần mũi xuống sàn, phấn uốn cong nằm ở giãn bàn chân. Còn nếu phần uốn cong nằm ở một số vị trí khác có thể gây ra một số vấn đề khi chạy như là chấn thương vòm bàn chân, đau gân Asin.
- Thoáng khí: Điều này giúp không khí lưu chuyển tốt hơn, hạn chế hình thành mồ hôi khiến bị hôi, tạo nấm mốc. Điều này quan trọng với giày đi bộ, càng quan trọng hơn với giày chạy.
- Chống nước: Tính năng này tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Nếu bạn thường xuyên hoạt động ở những địa hình phức tạp thì nên chọn giày địa hình có khả năng chống thấm nước tốt.
- Sự vừa vặn: Một đôi giày vừa vặn sẽ giúp bạn không phải chịu chấn thương, bảo vệ tốt cho đôi chân. Giày cần có khuynh hướng giãn ra sau một chút khi sử dụng nhiều, do đó, bàn cần chọn giày ôm vừa khít chân ngay từ đầu.
- Thử trực tiếp: Bạn nên đến trực tiếp các shop để thử giày. Nếu ngón chân chạm mũi giày thì giày quá rộng. Cảm giác bó chân là chật. Sau khi mang giày bạn nên đi thử trên mặt phẳng nghiêng để kiểm tra, thử đi lên – xuống cầu thang. Nếu giày bị nhấc gót, gây trầy xước ở vùng gót thì nên chọn đôi giày khác.
Trên đây là một số thông tin từ Zocker Sport về Giày đi bộ khác giày chạy bộ ở điểm nào? Qua nội dung bài viết các bạn hiểu hơn về giày được sử dụng cho từng mục đích tập luyện, từ đó lựa chọn & sử dụng phù hợp giúp nâng cao hiệu suất. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua giày chạy bộ chính hãng hay liên hệ với chúng tôi nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy bộ