Upper giày (lớp da ngoài của giày) là phần bao phủ toàn bộ bàn chân và được liên kết chặt chẽ với đế thông qua dán keo hoặc khâu. Bộ phận này có thể được làm từ nhiều từ nhiều chất liệu khác nhau, thiết kế đa dạng để hỗ trợ tối đa cho người chơi, phù hợp với địa hình. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Upper của giày chạy bộ. Qua đó, hiểu hơn về cách chọn thân ngoài phù hợp với bàn chân của mình nhé.
Chất liệu upper giày chạy bộ
Trước đây giày chạy bộ có thể được làm từ da thật, lớp phủ TPU, da lộn, tấm Polyurethane Laminate, nhựa PVC... Tuy nhiên, ngày này các vật liệu mới như lưới, vải sợi dệt được sử dụng phổ biến hơn.
Upper vải lưới
Upper lưới trên giày chạy bộ thường được làm từ các vật liệu nhẹ và thoáng khí như:
- Lưới (mesh): Vải mest có các lỗ nhỏ, giúp tăng cường độ thoáng khí và tạo cảm giác nhẹ nhàng.
- Chất liệu tổng hợp: Các kỹ sư kết hợp các vật liệu tổng hợp khác nhau để mang đến cho lớp da ngoài của giày chạy bộ sự thông thoáng cũng như độ bền cao.
Vải lưới có ưu điểm thoáng khí, thoát ẩm cũng như nhiệt tốt và giữ cho đôi chân luôn khô ráo. Nó cũng giảm trọng lượng tổng thể của đôi giày, giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Thiết kế mềm dẻo hỗ trợ đôi chân di chuyển tự nhiên, tăng sự linh hoạt trong khi chạy. Một số mẫu lưới còn được thiết kế kèm với công nghệ giảm sốc, mang lại sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.
Nhược điểm của vải lưới so với da là độ bền, khả năng chống thấm nước không cao bằng, dễ bị bụi bẩn bám dính và do đó phải thực hiện vệ sinh nhiều hơn.
Upper vải dệt kim
Vải sợi dệt kim cho cảm giác thoải mái và chân thật. Nó ôm chân mà không gây ra áp lực; Thích hợp với các đường chạy ngắn, dễ dàng phục hồi; Ít bị phồng rộp, nổi mụn; Khả năng co giãn cao nên rất phù hợp với những người sở hữu phom bàn chân rộng.
Hầu hết giày chạy bộ có upper được làm từ vải dệt kim có thiết kế cổ cao, và không sử dụng dây buộc cũng như lưỡi gà. Nó có thể khá bó chân và khó đi đối với những người mới.
Nhược điểm của vải sợi dệt là thoát nước kém hơn so với thiết kế dạng lưới.
Upper Gore-Tex
Lớp upper Gore-Tex trên giày chạy bộ được thiết kế đặc biệt để tăng cường khả năng chống nước cũng như bảo vệ chân trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Về bản chất, nó là một loại màng polymer có khả năng chống thấm nước nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng khí. Màng này kết hợp cùng với một số vật liệu khác để tăng độ bền cũng như khả năng chống mài mòn cho đôi giày.
Gore-Tex có khả năng chống thấm nước cao, giữ chân khô ráo trong điều kiện ẩm ướt, như khi chạy dưới thời tiết mưa hoặc là trên địa hình lầy lội. Thiết kế dày dặn giúp bảo vệ chân khỏi tác động của các vật cản trên đường chạy; Độ bền cũng cao hơn, chịu đựng được thời tiết, môi trường khắc nghiệt.
Nhược điểm của Gore-Tex là thường nặng hơn so với các vật liệu khác được sử dụng để làm giày chạy bộ, giá cũng thường cao hơn so với các loại giày chạy khác, cảm giác không thông thoáng bằng lưới.
Nhìn chung, giày chạy bộ có upper được làm từ Gore-Tex là sự lựa chọn lý tưởng cho những runner thường xuyên chạy bộ trong điều kiện ẩm ướt hoặc cần sự bảo vệ tốt hơn cho đôi chân.
Cấu tạo upper giày chạy bộ
Về cơ bản, upper giày chạy bộ được chia thành các phần mũi, lưỡi gà và cổ giày.
Mũi giày
Là toàn bộ khu vực bao quanh các ngón chân. Khi chọn giày chạy bộ các bạn nên chú ý để khoảng cách từ đầu ngón chân tới mũi giày 1 khoảng bằng với chiều rộng của ngón tay. Một mẹo nhỏ là các bạn sau khi đi giày hãy luồn ngón tay vào phần gót, khi này đầu ngón chân sẽ chạm mũi giày. Chiều rộng của mũi giày cũng phải phù hợp với bàn chân, không tạo ra áp lực. Ngoài ra, chiều cao của mũi giày cũng rất quan trọng, nếu không đủ cao sẽ gây khó chịu và khiến cho món chân bị thâm đen.
Lưỡi gà
Bộ phận này nằm giữa dây buộc và thân giày, giúp bảo vệ cho mu bàn chân, mang tới sự thoải mái khi vận động. Nó có thể dày hoặc mỏng, nhưng thường là chất liệu mềm để không gây khó chịu khi chạy.
Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh cách buộc cũng như độ chặt của dây giày để lưỡi gà nằm vừa vặn, tránh tình trạng bị trượt hoặc là cọ xát vào chân. Nó cũng thường được thiết kế thoáng khí để giúp không khí lưu chuyển tốt hơn, không lo bị hình thành mồ hôi chân. Ngoài ra, bộ phận này còn có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn xâm nhập vào bên trong đôi giày.
Cổ giày chạy bộ
Cổ giày chạy bộ chính là bộ phận bao quanh mắt cá chân. Phần này thường sử dụng chất liệu mềm, thoáng khí để mang tới cảm giác thoải mái, hạn chế tối đa ma sát với da chân. Cổ giày có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, từ thấp (low-cut) đến cao cổ (high-cut).
Nhiều mẫu giày chạy bộ có phần cổ giày được gia cố đệm để giảm áp lực lên mắt cá chân, tăng cường sự thoải mái, giúp ôm sát chân mà không tạo cảm giác khó chịu.
Ngoài ổn định mắt cá, ngăn ngừa hiện tượng trượt chân trong giày thì cổ giày chạy bộ còn có tác dụng ngăn ngừa nước cũng như bụi bẩn xâm nhập, giữ cho đôi chân luôn khô ráo. Khi chọn cổ giày thì các bạn cần chú ý đến thiết kế của nó để đảm bảo phù hợp với phong cách cũng như nhu cầu vận động của bạn.
Gót giày
Gót giày thường có 1 miếng đệm cứng, tác dụng chính là khóa gót chân và tạo sự ổn định cho vùng mu bàn chân. Những người có thói quen tiếp đất bằng gót chân nên chọ giày có đệm gót dày và cứng hơn, trường hợp tiếp đất bằng phần giữa bàn chân hoặc mũi chân thì nên ưu tiên cho gót mềm hơn.
Theo các chuyên gia: Đệm gót chân có tác dụng ngăn không cho bàn chân bị sụp qua 1 bên, ngăn ngừa các chấn thương như viêm cân gan chân, viêm gân cơ chày, rối loạn chức năng xương bánh chè cùng một số chấn thương khác
Một số vấn đề thường gặp trên upper và biện pháp phòng ngừa
- Phồng rộp: Thường do giày chật, do đó, các bạn nên chọn giày có kích thước phù hợp. bạn cũng có thể sử dụng tất dày hơn để hạn chế thương tổn.
- Viêm gân Asin: Do gân này cọ sát với gót giày. Bạn có thể hạn chế bằng cách dùng tất dày hơn hoặc dùng giày chạy bộ có upper từ vải sợt dệt kim.
- Đau gót chân: Bạn nên kiểm tra miếng đệm gót. Nếu quá dày thì có thể đổi sang loại giày có đệm gót mỏng hơn.
- Đau mu bàn chân: Thường do dây giày quá chặt, nên điều chỉnh lại. Trường hợp vẫn không hết thì có thể do phom giày không phù hợp. Những người có phom chân bè nên chọn phiên bản giày phù hợp.
- Móng chân đen: Do giày quá chặt, nên dùng giày rộng hơn kích thước bàn chân nửa size. Nếu không được thì hãy chọn giày có phần mũi không gia cố cứng.
Trên đây là một số chia sẻ về upper giày chạy bộ. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn có thể hiểu hơn về bộ phận này cũng như biết cách lựa chọn giày chạy phù hợp, sử dụng đúng cách để nâng cao hiệu suất, phòng ngừa hiệu quả các chấn thương. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cũng như cung cấp sản phẩm chính hãng nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày thể thao chạy bộ