Giày chạy bộ cũng như các loại giày thể thao khác, đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ và công dụng riêng, giúp người dùng thoải mái hơn khi luyện tập cũng như thi đấu, nâng cao hiệu suất, đạt được mục tiêu. Trong bài viết này Zocker Sport sẽ Phân tích đế giày chạy bộ. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về sản phẩm này cũng như chọn được đôi giày phù hợp nhé.
Đế ngoài giày chạy bộ (Outsole)
Đế ngoài nằm ở vị trí dưới cùng của đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Chất liệu phổ biến được sử dụng để làm giày chạy bộ là cao su hoặc vật liệu tổng hợp. Nó cho độ bám tốt trên các bề mặt khác nhau. Độ bền của đế ngoài quyết định phần lớn độ bền của giày. Khi đế ngoài bị mòn quá mức thì đế giữa cũng chịu ảnh hưởng. Đó cũng là thời điểm phải thay giày chạy mới.
Có 2 loại cao su được dùng phổ biến để tạo ra đế ngoài:
- Cao su Carbon: Rất bền và cứng, được sử dụng để tạo ra những chiếc đế có thể giúp runner chạy được hàng trăm dặm. Đế ngoài của giày chạy bộ địa hình hầu như được làm từ carbon.
- Cao su thổi: Loại cao su này được bơm thêm khí, nó mềm hơn, linh hoạt và nhẹ hơn so với cao su carbon. Tuy nhiên, nó kèm bền hơn.
Bêm cạnh 2 loại đế cao su kể trên thì một số đôi giày lại sử dụng chất liệu bọt EVA, EVA pha cao su để làm đế ngoài. Chất lệu này cho cảm giác tốt nhưng độ bền không được đánh giá tốt bằng các loại khác.
Ngoài chất liệu cũng như hình dáng thì đế ngoài của đôi giày còn khác nhau về độ dày của lớp cao su, diện tích bao phủ, cách bố trí vấu, vân… Lớp cao su càng dày và bao phủ càng nhiều thì độ bền sẽ càng cao. Lớp cao su có nhiều vân và vấu thì khả năng bám vào mặt đường tốt cũng như tạo ra lực kéo tốt hơn.
Đế giữa giày chạy bộ (Midsole)
Nằm giữa upper và outsole, midsole được xem là bộ phận quan trọng được quan tâm nhiều trên đôi giày chạy bộ. Nó thường được làm từ bọt xốp, làm nhiệm vụ bơm khí, mang tới cảm giác êm ái cho bàn chân, hấp thụ va đập mỗi khi bạn tiếp đất.
Với hoạt động lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài, chịu nhiều tác động thì đế giữa cần được quan tâm nhiều. Đó cũng là nguyên nhân mà các cải tiến công nghệ cũng như chạy đua giữa các hãng thường tập trung vào bộ phận này.
Thông thường thì các hãng giày sẽ thay đổi mật độ của bột xốp hoặc là bổ sung thêm phụ gia để thay đổi độ cứng đế giữa. Đố cứng cũng có quyết định một phần tới đối tượng, mục đích chạy. Giày đế mềm có tính linh hoạt, thích hợp với việc chạy nhẹ nhàng, ưu tiên sự êm ái.
Đế cứng có 2 dạng, một là loại đế mang tới sự ổn định, chắc chắn; Hai là loại đế giúp cải thiện hiệu suất giúp gia tăng tốc độ. Để phân biệt giữa 2 loại đế giày này rất dễ nhận biết, các bạn chỉ cần ấn mạnh vào phần đế giữa, uốn theo chiều dọc để đánh giá độ cứng. Giày khó gập có đế cứng, còn đôi nào dễ gập là giày loại có đế mềm, độ linh hoạt cao.
Vật liệu làm đế giữa rất đa dạng, có thể kể đến:
- EVA: Là vật liệu phổ biến nhất, được kết hợp từ 2 loại nhựa, có độ đàn hồi tốt, nhẹ, giá rẻ. Nhược điểm của nó là độ bền kém, dễ bị mất đi độ đàn hồi theo thời gian.
- PU: Có kết cấu dày đặc hơn, cứng và bền hơn so với EVA. PU ít được sử dụng hơn EVA do nặng và cứng hơn.
- TPU: Là loại nhựa nhiệt, mềm dẻo, độ bền cao hơn PU, EVA. Chúng thường được sử dụng ở dưới cùng của đế giữa để tăng cường sự hỗ trợ.
- Pebax: Đây là vật liệu cao cấp, thường thấy ở những đôi giày chạy đắt tiền. Nó là loại bọt có mức độ phản hồi lớn, nhẹ hơn 20% so với TPU.
Đế trong giày chạy bộ (Insole)
Đế trong của giày chạy bộ có vai trò rất quan trọng trong cung cấp sự hỗ trợ, bảo vệ tốt cho đôi chân trong quá trình vận động. Nó thường được làm từ EVA, gel, foam. Chất liệu EVA thường nhẹ và có khả năng giảm chấn tốt. Gel mang tới khả năng hấp thụ sốc tối ưu, trong khi foam mang lại sự thoải mái cùng khả năng hỗ trợ tốt.
Một số đế trong được thiết kế để hỗ trợ vòm chân, phân phối đều trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên chân. Một số loại cao cấp hơn có thể điều chỉnh lại để đáp ứng hình dạng cũng như kích thước chân của người dùng. Nó rất hữu ích với những người có vấn đề liên quan tới cấu trúc chân.
Đế trong có thể được thiết kế theo cấu trúc lưới để giúp bàn chân được khô ráo, thoải mái trong suốt quá trình chạy. Nó cũng cần phải bám chặt vào giày, không bị xê dịch.
Một số giày chạy cho phép người dùng thay thế đế trong để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Nó cũng cho phép tùy chỉnh sự hỗ trợ, cảm giác của giày. Nếu như các bạn cảm thấy không thoải mái hoặc là có vấn đề về chân khi chạy thì việc thay đổi, nâng cấp đế trong cũng có thể cải thiện sự hỗ trợ cũng như giảm nguy cơ chấn thương.
Trên đây là một số Phân tích đế giày chạy bộ từ Zocker Sport. Mong rằng qua thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về giày chạy bộ, cấu tạo của giày, từ đó chọn được cho mình 1 đôi giày phù hợp, luyện tập và thi đấu tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy bộ