Giày chạy bộ là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với các runner. Với những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì có 1 việc dù không muốn vẫn phải làm, đó là thay mới giày sau một thời gian sử dụng. Điều này là do giày đã bị hao mòn và giảm khả năng hỗ trợ. Vậy, bao lâu phải thay giày chạy bộ? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu chi tiết nhé.
Tại sao cần phải thay mới giày chạy bộ?
Giày chạy bộ cũng tương tự như tất cả các loại giày thể thao khác, được thiết kế với mục đích bảo vệ tốt cho đôi chân trong quá trình vận động. Việc sở hữu một đôi giày chất lượng còn có khả năng cải thiện hiệu suất và nâng cao thành tích trong quá trình tập luyện, thi đấu.
Sau thời gian sử dụng, khả năng ổn định của giày giảm, khiến chúng không còn khả năng hỗ trợ tối đa.
Một số vấn đề mà giày chay bộ cũ, không còn phù hợp có thể gây ra cho đôi chân gồm:
- Giảm khả năng hấp thụ: Đế giày mất đi khả năng đàn hồi khiến cho lực tác động lên cơ thể khi chạy bộ gia tăng, dẫn tới nguy cơ bị chấn thương.
- Mất đi sự ổn định: Khung giày bị dão, việc di chuyển trở nên khó khăn, mất câng bằng và tiềm ần nguy cơ bị chấn thương do té ngã.
- Gây khó chịu cho đôi chân: Khi thân giày bị sờn rách, tạo ra ma sát lên da, dẫn đến tình trạng phồng rộp và đau nhức.
Do đó, việc thay giày chạy bộ mới đúng thời điểm là điều cần thiết, giúp đam bảo an toàn và hiệu quả trong toàn bộ quá trình sử dụng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của đôi giày chạy bộ
Độ bền của một đôi giày chạy bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:
- Chất liệu: Giày sử dụng các chất liệu như da, vải mesh, cao su thường có độ bền cao hơn do khả năng chống mài mòn và thoát ẩm tốt.
- Thiết kế: Giày được thiết kế tối ưu với cấu trúc có khả năng hỗ trợ, giảm chấn, ổn định sẽ giúp tăng cường độ bền khi hoạt động trên nhiều địa hình đa dạng.
- Đế ngoài: Đế ngoài cao su thường có chất lượng tốt và bền hơn, chịu được tác động từ mặt đất, nhất là khi hoạt động trên các bè mặt gồ ghề.
- Cách sử dụng: Tần suất cùng loại hình tập luyện sẽ ảnh hưởng lớn tới độ bền. Giày chạy địa hình sẽ nhanh bị hư hại hơn so với giày sử dụng trên đường bằng.
- Chăm sóc & bảo quản: Vệ sinh và bảo quản giày chạy bộ đúng cách sẽ giúp người dùng kéo dài tuổi thọ; Tránh để giày tiếp xúc với nước quá lâu; Sau khi vệ sinh giày thì nên để khô tự nhiên.
- Chọn giày có kích thước vừa vặn: Giày quá chặt hay quá rộng đều có khả năng gây ma sát không cần thiết, khiến tổn thương và giảm tuổi thọ giày.
- Thời tiết: Ngoài các yếu tố kể trên thì thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng tới độ bền và tuổi thọ giày chạy bộ.
Sau bao lâu thì phải thay giày chạy bộ mới?
Theo các chuyên gia chạy bộ cũng như những chân chạy có kinh nghiệm thì việc thay giày phụ thuộc vào nhiều yếu tố; Dù không có 1 quy tắc chuẩn mực nào về thời gian, nhưng nên thay thế sau khi sử dụng 500 – 800 km. Điều đó là bởi vì sau thời điểm này này phần đế giữa ở trên hầu hết mọi đôi giày sẽ mất đi khả năng phục hồi, ngừng hấp thụ sốc, từ đó có thể gây ra nhiều tác động tới cơ thể, khớp.
Xuất phất từ thực tế trên, nếu như bạn chạy trung bình 24km mỗi tuần thì sẽ cần phải thay thế giày sau 5 – 8 tháng. Để chính xác hơn thì bạn có thể theo dõi hoạt động chạy bộ của mình thông qua đồng hồ GPS hoặc là điện thoại thông minh, từ đó xác định quãng đường đã hoạt động.
Dấu hiệu cho thấy đã tới lúc bạn cần thay giày chạy bộ mới
Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết đã tới lúc bạn cần phải thay 1 đôi giày chạy bộ mới. Hãy chú ý tới những đặc điểm này để kịp thời nắm bắt được tình trạng và đảm bảo chúng luôn ở trọng tình trạng lý tưởng, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình vận động nhé.
- Bề mặt đế bị bào mòn: Khi đế bị mòn sẽ trở nên trơn nhẵn, khiến cho hình dạng tổng thể của giày thay đổi. Đây chính là dấu hiện rõ nhất cho thấy bạn cần phải thay giày mới. Việc nhận biết có thể phức tạp do độ mòn không đồng đều ở trên các vị trí khác nhau của đế, phụ thuộc vào cách tiếp đất cũng như đặc điểm bàn chân của mỗi người. Bạn có thể kiểm tra đế, nếu nhận thấy các hoa văn bị hao mòn đáng kể - đặc biệt là tại gót chân, mũi chân thì cần thay mới.
- Thân trên giày bị sờn, rách: Nếu upper có vết rách, bong keo, bục chỉ thì việc tiếp tục sử dụng sẽ thiếu thẩm mỹ, mất an toàn. Ngoài ra, nếu các cạnh của giày bị mòn trong khi phần đế vẫn cồn tốt, có thể là bạn đã cho sai kích thước giày. Để khắc phục, hãy nới lỏng dây buộc khi chạy hoặc gia cố thêm phần thân giày gúp đảm bảo độ chắc chắn. Nhưng để triệt để hơn thì việc thay giày chạy bộ mới là cần thiết.
- Giày mất độ đàn hồi: Vì chạy bộ tác động nhiều lên cơ thể nên giày chạy được trang bị khả năng chống sốc để giảm căng thẳng cho dây chằng, gân, cơ, xương. Nếu khi chạy mà bạn cảm nhận được lực tác động từ mỗi bước chân lên bàn chân, đầu gối, hông thì nso cho thấy khả năng đàn hồi của giày đã suy giảm. Có thể nói: Giày chạy bộ được thiết kế để bảo vệ đôi chân và các khớp, nếu như chúng không còn đạt được hiệu quả như ban đầu thì việc thay mới là cần thiết.
- Cảm giác: Nếu như bạn thấy không thoải mái khi chạy bộ với giày, thậm chí là đau nhức thì cũng cần xem lại giày.
Cách gia tăng độ bền cho giày chạy bộ
Sau khi sử dụng một khoảng thời gian nhất định thì chúng ta cần phải thay giày. Điều này là không tránh khỏi, tuy nhiên, chúng ta có thể “ăn gian” tuổi thọ cho sản phẩm nếu sử dụng và giữ gìn hợp lý. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
- Giữ giày luôn khô thoáng: Bạn có thể vo giấy báo cũ rồi nhét vào trong giày. Nó gúp giữ phom, đồng thời bên trong luôn khô thoáng, không bị ẩm mốc xâm nhập khiến nhanh xuống cấp.
- Làm sạch: Sau thời gian dùng thì giày bị bám bụi, dính bùn đất. Nếu không được làm sạch sẽ nhanh bị hỏng. Do đó, cần lau sạch sau mỗi lần chạy, loại bỏ bùn đất. Khi giặt không nên cho vào máy giặt khiến giày bị va đập. Khi làm khô không nên dùng máy sấy tóc vì nhiệt độ cao có thể làm bong keo.
- Sử dụng giày trên địa hình phù hợp: Giày chạy bộ có nhiều loại, loại hoạt động trên đường bằng, giày địa hình… Bạn nên sử dụng đúng mục đích để được hỗ trợ tốt nhất cũng như giày được bền hơn.
- Có nhiều hơn 1 đôi giày chạy bộ: Liên tục sử dụng trong thời gian dài khiên giày chịu nhiều áp lực. Việc luân phiên sử dụng cũng là 1 mẹo giúp tăng độ bền và tuổi thọ cho giày.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi: Bao lâu phải thay giày chạy bộ? Mong rằng qua nội dung trong bài viết các bạn hiểu hơn về sản phẩm này cũng như biết cách sử dụng, bảo quản phù hợp để nâng cao độ bền cũng như tuổi thọ sản phẩm. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với Zocker Sport nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy bộ chính hãng