096 905 7088 0
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)

Giày chạy bộ đế carbon là gì? Sử dụng sao cho hiệu quả

Khi chọn giày chạy bộ chúng ta cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như chất liệu, địa hình hoạt động, các công nghệ được ứng dụng, mức giá, và tất nhiên không thể thiếu đế giày, gồm đế ngoài, đế trong, và đế giữa. Đế ngoài tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, là bộ phận chịu mài mòn, có khả năng tạo ma sát cao. Đế giữa giúp nâng đỡ bàn chân, hấp thu lực. Đế trong là lớp lóp, giúp giày êm ái và vừa vặn hơn.

Đế có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau cũng như được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để hỗ trợ tối đa cho runner. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Giày chạy bộ đế carbon nhé.

Giày chạy bộ đế carbon là gì?

giay-chay-bo-de-carbon

Giày chạy bộ đế carbon là một loại giày chạy bộ đặc biệt, có tích hợp một lớp vật liệu carbon ở giữa đế giày. Lớp carbon này thường được thiết kế dưới dạng sợi hoặc tấm mỏng, giúp tăng cường độ cứng và độ đàn hồi cho đế giày.

Giày chạy bộ đế carbon được phát triển đầu tiên bởi Nike. Hãng thể thao đến từ Mỹ chèn 1 tấm carbon vào đế của giày Vaporfly 4% và tuyên bố rằng nó sẽ giúp các chân chạy tiêu thụ ít năng lượng hơn tới 4% khi vận động. Điều này cũng được chứng minh qua các thử nghiệm; Kết quả cho thấy mẫu giày mới của hãng cho phép người mang di chuyển nhanh hơn và chạy cũng được lâu hơn.

Đến năm 2019, khi vận động viên điền kinh người Kenya là là Eliud Kipchoge vượt kỷ lục về tốc độ trong 1 cuộc thi chạy marathon với đôi giày Alphafly Next mạ carbon đã gây ra tiếng vang lớn. Kể từ đó, các hãng bắt đầu cuộc chạy đua tạo ra các mẫu giày chạy bộ đế carbon.

Bản thân Nike cũng không ngừng cải tiến công nghệ của mình. Các đôi giày chạy bộ carbon với phom thẳng dần chuyển sang phom cong với nhiều ưu điểm so với mẫu cũ.

Ưu nhược điểm của giày chạy bộ đế carbon

loi-carbon-giay-chay-bo

Giày chạy bộ sử dụng đế carbon sẽ khiến bọt ở đế giữa giãn nở nhanh hơn và dẫn tới tốc độ phản hồi lực tốt hơn. Giày cũng giúp người chạy có được các bước đẩy mình chất lượng hơn, nhưng ít tốn năng lượng hơn, đồng thời giảm triệu chứng đau nhức sau tập. Việc thêm 1 tấm carbon cứng vào phần đế cũng sẽ hỗ trợ các bước chạy của bạn một cách tốt và ổn định hơn so với những đôi giày chạy bộ bình thường.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Kim Hebert-Loiser về cơ chế sinh học thao đến từ tại Đại học Waikato lại cho rằng phần lớn các nghiên cứu về đế carbon trên giày chạy bộ được thực hiện với các vận động viên ưu tú thay vì những người chạy bộ với mục đích tập luyện thông thường. Do đó, cô đã thực hiện các thí nghiệm tương tự với đối tượng này. Kết qua cho thấy nhiều người tham gia không thích dòng giày chạy đế carbon. Họ cho rằng cảm thấy các bước chạy kém ổn định, bấp bênh – nhất là tại những khúc cua.

Xem thêm: So sánh giày chạy bộ đế Carbon và giày chạy thông thường

Chiều dài tấm đế carbon: Full carbon và Half carbon

chieu-dai-de-carbon-giay-chay-bo

Chiều dài của tấm đế carbon bên trong giày chạy bộ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cảm giác và hiệu suất chạy. Bạn có thể tìm thấy các tấm đế carbon có độ dài khác nhau, từ tấm đế trải dài toàn bộ chiều dài của giày (Full carbon) đến những tấm đế chỉ tập trung ở một phần nào đó (Half carbon).

Tấm đế Full carbon càng dài, giày càng cứng cáp. Điều này có nghĩa là giày sẽ có độ ổn định cao hơn, giúp bạn duy trì tư thế chạy đúng và giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Tuy nhiên, tấm đế dài cũng có thể làm giảm đi độ mềm mại và khả năng hấp thụ sốc của giày.

Ngược lại, tấm đế Half carbon thường được tìm thấy trong các mẫu giày chạy địa hình hoặc giày tập luyện. Tấm đế ngắn giúp tăng cường độ linh hoạt và khả năng thích ứng với địa hình không bằng phẳng. Tuy nhiên, giày có tấm đế ngắn có thể không cung cấp đủ độ ổn định khi chạy ở tốc độ cao hoặc trên đường dài.

Giày chạy bộ đế carbon có làm gia tăng nguy cơ chấn thương không?

Có thể nhận thấy từ các nhà nghiên cứu cho tới người dùng vẫn còn những tranh cãi liên quan tới việc thêm carbon vào phần đế. Thậm chí, trong khi nhiều người thấy đế carbon khiến cách chạy bị thay đổi, lực tác động nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ chấn thương thì nhiều người lại tin rằng đế carbon giúp giảm nguy cơ chấn thương thông qua cải thiện hiệu quả chạy. Dưới đây là một số thông tin giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề này đầy đủ hơn.

Sự khác biệt về cơ sinh học

giay-chay-bo-de-carbon-2

Trên thực tế có thể nhận thấy những người chạy bộ sử dụng giày đế carbon thì cách di chuyển cũng có sự thay đổi – nhất là những người chạy phong trào. Trong dáng chạy của họ có sự thay đổi để thích nghi với loại giày mới. Những điều chỉnh này cũng thay đổi cách mà các nhóm cơ hoạt động khi chạy so với trước. Hậu quả là nhiều người chạy bộ có thể bị đau nhức cơ sau khi vận động (chính là tình trạng đau nhức khởi phát muộn - DOMS) trong những lần chạy đầu tiên với giày chạy bộ đế carbon.

Theo nguyên tắc chung thì bạn cần phải bắt đầu một cách từ từ với bất cứ đôi giày mới nào để đôi chân cũng như cơ thể có thể làm quen. Từ đó, có thể thấy sự thay đổi là diễn ra với mọi mẫu giày mới chứ không chỉ ở giày đế carbon.

Độ ổn định giảm đi với đế giày carbon cao

tinh-on-dinh-giay-chay-bo-de-carbon

Các mẫu giày đế carbon có đặc điểm chung là phần đế thường cao, cứng. Nó giúp giảm tác động của lực cũng như tăng hiệu quả chạy. Tuy nhiên, đế cao cũng có thể gây ra mốt số rủi ro – nhất là với những người mới tập.

Chiều cao đế giày kết hợp cùng với tấm carbon cứng tạo ra trọng tâm cao hơn cho bàn chân. Nó khiến cho mắt cá chân dễ bị lật và bong gân hơn so với khi chạy. Ngoài ra, chiều cao đế giày cũng khiến giảm sự ổn định và thăng bằng tự nhiên của chân, bàn chân và làm tăng nguy cơ chấn thương tại mắt cá.

Lời khuyên ở đây là hãy làm quen với giày một cách từ từ. Và tốt nhất là bạn nên có một khoảng thời gian tập luyện trước khi chạy khi cổ chân đã tương đối cứng cáp. Một mẹo nhỏ là bạn có thể chọn giày đế carbon với hộp đế ngoài rộng để tăng độ ổn định khi chạy.

Tác động của giày đế carbon với xương thuyền

giay-chay-de-carbon-anh-huong-xuong-thuyen

Xương thuyền (navicular) nằm ở mu bàn chân, bên trong và gần với mắt cá chân. Thực tế ghi nhận có 5 vận động viên bị tổn thương ở phần xương này khi chuyển sang sử dụng giày đế carbon. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đặc điểm trong thiết kế giày đế carbon với các tấm carbon cứng và cong có thể ảnh hưởng tới xương thuyền. Nó khiến mu bàn chân của người chạy cong ít hơn khi bật nhảy, thay đổi cách phân bổ lực, dồn áp lực nhiều hơn lên xương này.

Tuy nhiên, đây là tổn thương còn việc sử dụng giày chạy bộ đế carbon có làm gia tăng nguy cơ gẫy xương không vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Và con số 5 không phải là lớn so với số lượng người đã - đang sử dụng dòng giày này.

Sử dụng giày chạy bộ đế carbon đúng cách

su-dung-giay-chay-de-carbon-dung-cach

Để sử dụng giày chạy bộ đế carbon đúng cách giúp phòng ngừa chấn thương cũng như nâng cao hiệu quả, đạt được mục tiêu khi tập luyện thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Xây dựng nền tảng: Đối với những người mới tập chạy bộ thì không nên bắt đầu với giày chạy bộ có phần đế cao, nhất là khi bạn tập chạy ngắn và tốc độ cao. Nên dành ra vài tháng chạy với giày thông thường để xây dựng nền tảng cho đôi chân trước đã.

- Chọn giày chạy bộ đế carbon phù hợp: Giày chạy đế carbon có nhiều mẫu khác nhau, được thiết kế phù hợp với địa hình và phong cách chạy. Do đó, dựa trên các yếu tố này bạn có thể lựa cho bản thân một đôi giày phù hợp.

- Làm quen từ từ: Ngay cả khi bạn đã chọn được cho mình 1 đôi giày đế carbon thì lúc ban đầu cũng chỉ nên mang theo trong các bài chạy ngắn, nhẹ nhàng, tuần 1 – 2 lần, như 1 phần của lịch tập thông thường. Khi đã quen mới tăng dần tần suất sử dụng.

su-dung-giay-chay-de-carbon-dung-cach-2

- Tăng cự ly từ từ: Trên cơ sở đã quen với giày chạy bộ đế carbon các bạn cũng mới tăng dần quãng đường chạy, thường chỉ tối da 10% mỗi tuần. Ngoài ra cần phải chú ý tới phản ứng của cơ thể để điều chỉnh dần.

- Kết hợp giày cũ: Nên tiếp tục sử dụng cả đôi giày chạy cũ đến khi quen dần với giày chạy carbon. Dùng nó trong phần lớn cự ly và thời gian tập, sau đó chuyển đổi từ từ.

- Kiên nhẫn và thích nghi: Đây là một trong những bí quyết quan trọng đưa bạn tới thành công. Hãy kiên nhẫn và tập luyện thường xuyên, đều đặn, hệ thống cơ – xương – khớp sẽ dần được cải thiện và thích ứng tốt.

Trên đây là một số chia sẻ về Giày chạy bộ đế carbon. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về dòng giày này, nắm được các ưu nhược điểm, cách lựa chọn và sử dụng phù hợp, từ đó nâng cao hiệu suất tập luyện, đạt được mục tiêu. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu trang bị giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với Zocker Sport nhé!

ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH

☎ Hotline: 096 905 7088

🏪 Showroom:

- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.

- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.

CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.

- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.

(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).

Tags: giày chạy bộ nam

Các bài viết khác
Xem tất cả
Giày chạy bộ của Nike được chế tạo bởi nhiều công nghệ tiên tiến cũng như vật liệu tối ưu, mang tới sự cân đối hoàn hảo giữ khả năng hỗ trợ và tính linh hoạt, từ đó nâng cao trải nghiệm cho người dùng
Chi tiết
Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu giày chạy tới từ nhiều thương hiệu khác nhau, đáp ứng sở thích, địa hình, tính chất tập luyện của các đối tượng khác nhau.
Chi tiết
Đế giày chạy bộ gồm có 3 bộ phận chính: Đế ngoài giày chạy bộ (Outsole), Đế giữa giày chạy bộ (Midsole), Đế trong giày chạy bộ (Insole)
Chi tiết
Chất liệu làm đế giày chạy bộ phổ biến: Giày chạy bộ đế cao su, Đế giày Ethylene Vinyl Acetate (EVA), Đế giày polyurethane (PU), Đế Poly Vinyl Clorua (PVC), Giày chạy bộ đế TPR
Chi tiết

Cảm nhận khách hàng về Zocker

Zocker tự hào là thương hiệu Giày bóng đá chuyên cho sân cỏ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam! Thương hiệu Zocker chính thức ra mắt từ năm 2018. Zocker ban đầu tập trung vào giày bóng đá sân cỏ nhân tạo, liên tục cải tiến sản phẩm, hàng năm đều cho ra mắt các mẫu giày mới tiên tiến hơn. Đến nay Zocker sở hữu một hệ sinh thái phong phú với nhiều sản phẩm như: Giày bóng đá, găng tay thủ môn, bộ quần áo bóng đá, tất chân, balo, túi xách… không chỉ chất lượng mà còn rất thời thượng, hướng đến một phong cách sống trẻ trung, năng động.
Tìm hiểu thêm
Bản quyền © 2024 của Zocker. Website được thiết kế bởi Tất Thành