Bàn chân bẹt (bàn chân phẳng) là tình trạng vòm bàn chân không phát triển giống như bình thường, không có vòm cong, khiến toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với sàn khi đi đứng. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau trong vận động. Đối với những người có cấu tạo bàn chân này mà thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chạy bộ thì việc chọn cho mình 1 đôi giày phù hợp là vô cùng quan trọng để giúp nâng cao hiệu suất cũng như phòng ngừa chấn thương.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Giày chạy bộ cho người chân bẹt nhé.
Đặc điểm bàn chân bẹt
Dưới đây là một số đặc điểm thường thấy của bàn chân bẹt:
- Thiếu vòm chân: Một bàn chân bẹt được đặc trưng bởi việc thiếu vòm bàn chân (không có độ cao) khiến cho lòng bàn cân gần như tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
- Thường xuyên đau, mỏi: Do thiếu vòm và phân bổ trọng lượng cơ thể cũng như lực tác động không đều nên những người có bàn chân bẹt thường xuất hiện cảm giác đau mỏi ở những vùng khác nhau của chân, nhất là vùng gót chân hoặc là cả bàn chân.
- Kích thích ở vùng xung quanh: Tình trạng này có thể dẫn tới đau nhức tại đầu gối, hông, lưng dưới do thay đổi cách phân phối trọng lượng cũng như cơ chế đi lại.
- Khả năng điều chỉnh kém: Người có bàn chân bẹt thường gặp nhiều khó khăn trong điều chỉnh cũng như giữ thăng bằng khi di chuyển, đi đứng.
- Vấn đề xương khớp: Bàn chân bẹt có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc xương khớp, dẫn tới các vấn đề như viêm khớp gối, đau hông.
Ảnh hưởng bàn chân bẹt khi chạy bộ
Bàn chân bẹt có thể gây ra ảnh hưởng tới quá trình chạy bộ theo nhiều cách khác nhau.
- Đau và khó chịu: Người có bàn chân bẹt thường bị đau nhức ở gót và lòng bàn chân, đôi khi là cả đầu gối và hông trong khi chạy bộ. Điều này xảy đến do áp lực không được phân bố đều và thiếu đi sự hỗ trợ của vòm chân. Bên cạnh đó, thiếu vòm chân khiến cơ và khớp phải làm việc vất vả hơn để giữ cân bằng, hỗ trợ trong khi chạy, dẫn tới cảm giác mỏi cơ.
- Cân bằng kém: Trong khi chạy, việc thiếu vòm chân có thể làm suy giảm khả năng cân bằng, ổn định, khiến gia tăng nguy cơ bị trật khớp hoặc là các chấn thương khác như là bong gân, căng cơ.
- Phân bổ trọng lượng không đều: Do trọng lượng không phân bổ đều nhất là gót chân và các khớp khiến gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề khác như là viêm gân Asin hoặc là đau khớp gối.
- Hiệu suất kém: Bàn chân không có vòm hoặc vòm quá thấp còn có thể ảnh hưởng tới khả năng đẩy mạnh, tăng tốc, khiến giảm hiệu suất tổng thể trong khi chạy.
Chọn giày chạy bộ cho bàn chân bẹt
Khi chọn giày chạy bộ cho người có bàn chân bẹt thì điều quan trọng nhất là phải tìm được những sản phẩm cung cấp hỗ trợ vòm chân tốt, có đệm giảm sốc, tính ổn định cao. Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần cân nhắc.
- Hỗ trợ vòm chân: Người có bàn chân bẹt cần tìm các giày chạy bộ được thiết kế hỗ trợ vòm chân hoặc là có thể sử dụng đế lót bổ sung. Nó giúp giảm áp lực lên các điểm nhấn của đôi chân. Một số mẫu giày cho phép thay thế phần đế lót tùy chỉnh để người dùng có thể chỉnh sửa phù hợp với bàn chân của mình.
- Đệm tốt: Giày có đệm tốt giúp giảm sốc cũng như phân phối áp lực đều hơn, giảm đau nhức. Đệm EVA hoặc Gel được xem là những lựa chọn tốt cho việc giảm sốc và tăng cường sự thoải mái.
- Bộ ổn định, kiểm soát chuyển động: Giày chạy bộ với tính năng ổn định có tác dụng kiểm soát chuyển động của chân và giảm hiện tượng lật chân, thường gặp ở những người sở hữu bàn chân bẹt. Một số mẫu giày được trang bị công nghệ chống lật chân hoặc là phần đế giữa vững chắc giúp duy trì sự ổn định trong vận động.
- Khả năng hút ẩm, thoáng khí: Nên ưu tiên giày sử dụng cấu trúc dạng lưới ở phần thân để giảm sự tích tụ nhiệt và độ ẩm, giúp cho đôi chân luôn khô ráo và thoải mái trong suốt quãng đường chạy.
- Kích cỡ phù hợp: Cần đảm bảo giày vừa vặn và có đủ không gian để chân – nhất là các ngón có thể di chuyển mà không bị chèn ép. Giày chật có thể gây ra sự cọ xát và khiến chân bị đau nhức.
Một kinh nghiệm là nếu các bạn sở hữu bàn chân bẹt thì khi mua giày chạy bộ nên tới trực tiếp cửa hàng để thử giày nhằm đảo bảo chọn được sản phẩm phù hợp, cung cấp đủ sự hỗ trợ cần thiết. Trường hợp mua trực tuyến nên nói với người bán về kích cỡ cũng như đặc điểm bàn chân của mình. Ngoài ra, nên chọn cửa hàng uy tín, có chính sách đổi trả rõ ràng, thông thoáng để trường hợp cần đổi giày mới được thuận lợi hơn.
Phương pháp tập luyện chạy bộ cho người có bàn chân bẹt
Tập chạy bộ khi có bàn chân bẹt đòi hỏi người tập có cách tiếp cận cẩn thận để tránh nguy cơ bị chấn thương cũng như tối ưu hiệu quả.
- Chuẩn bị và lên kế hoạch chi tiết: Trước khi bắt đầu hoạt động tập luyện thì người có bàn chân bẹt nên tham vấn các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để xác định tình trạng cụ thể của của bản thân được tư vấn đầy đủ.
- Tăng cường cơ bắp và sinh linh hoạt: Nên bổ sung các bài tập có tác dụng tăng cường cơ bắp chân để cải thiện sự cân bằng, ổn định.
- Chạy bộ an toàn: Các bạn nên bắt đầu tập luyện chạy bộ với cường độ thấp để cơ thể quen dần với vận động, tăng dần cường độ và khoảng cách theo thời gian. Nên hoạt động trên các bề mặt mềm như cỏ hoặc đường mòn để giảm áp lực lên khớp, chân. Người có bàn chân bẹt cũng nên giữ tốc độ đều đều và không thay đổi quá nhanh để giảm thiểu nguy cơ dính chấn thương.
- Áp dụng phương pháp chạy phù hợp: Tập trung vào kỹ thuật chạy để giảm áp lực lên đôi chân. Cố gắng tiếp đất một cách nhẹ nhàng, phân phối trọng lượng đều trên toàn bộ bàn chân. Nên thực hiện chạy bằng đầu ngón chân hoặc giữa bàn chân thay vì gót để giảm áp lực lên gót chân.
- Phòng ngừa chấn thương: Nên đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập để giúp cơ thể phục hồi đầy đủ cũng như giảm nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, nên thực hiện các kỹ thuật massage xoa bóp sau khi tập để giảm căng thẳng cho hệ thống cơ bắp.
- Theo dõi, điều chỉnh: Trong quá trình tập luyện các bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể để từ đó điều chỉnh kế hoạch tập luyện nếu cảm thấy bị đau nhức, khó chịu ở đâu đó. Ngoài ra, các bạn cũng nên ghi lại hoạt động tập luyện của mình để tiện đối chiếu, điều chỉnh để nâng cao hiệu suất cũng như bảo vệ sức khỏe. Xây dựng một kế hoạch tập luyện chi tiết sẽ giúp chúng ta chạy bộ an toàn, hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin từ Zocker Sport về Giày chạy bộ cho người chân bẹt. Mong rằng qua các nội dung trong bài viết các bạn hiểu hơn về bàn chân bẹt, những ảnh hưởng từ bàn chân có cấu trúc này tới hoạt động chạy bộ nói, biết được cách chọn được đôi giày phù hợp, luyện tập đúng cách, từ đó nâng cao hiệu suất. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị giày chạy bộ chính hãng hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH
☎ Hotline: 096 905 7088
🏪 Showroom:
- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.
- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.
CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.
- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.
(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).
Tags: Giày chạy bộ chính hãng