Giày đá bóng là “vũ khí” chinh chiến không thể thiếu trên các mặt sân, cho dù đó là sân cỏ tự nhiên, nhân tạo, hay futsal… Tuy nhiên để duy trì được tính hiệu quả, giúp người chơi thể hiện được hết phẩm chất kĩ thuật thì giày phải luôn ở trong trạng thái lý tưởng.
Trong nội dung dưới đây, Zocker sẽ Tổng hợp cách bảo quản giày bóng đá đúng cách nhất 2022, giúp các bạn luôn có được đôi giày tốt nhất.
Bảo quản giày bóng đá
Người xưa đã nói: “Của bền tại người”, do đó, để đôi giày đá bóng có thể phục vụ lâu dài và luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ra sân thì các bạn hãy lưu ý những chỉ dẫn sau:
- Hạn chế dùng giày khi trời mưa: Đá bóng dưới thời tiết mưa gió sẽ rất có hại cho giày. Khi bị ướt, giày rất dễ bị bong da, bục chỉ; Và tất nhiên cũng chẳng ai muốn mang một đôi giày nặng trịch là lép nhép nước ở trên sân. Tuy nhiên, trên thực tế nếu trời mưa to thì không nói làm gì, còn rất khó để dừng lại hoặc rời khỏi một trận đấu chỉ vì một cơn mưa nhỏ bất chợt. Trong trường hợp này, ngay sau trận đấu bạn cần nhanh chóng lau sạch giày và phơi khô.
- Vệ sinh sau khi sử dụng: Sau mỗi trận đấu các bạn nên vệ sinh giày, dùng khăn lau khô và đặt đúng vị trí, không nên vứt bừa bãi. Nên bỏ tất khỏi giày, tháo rời phần lót. Nếu giày bẩn hoặc theo định kì nên vệ sinh giày sạch sẽ.
- Không cho giày vào trong máy giặt: Đây là cách làm nhanh – tiện, nhưng… không có lợi. Cho giày vào trong máy giặt rồi nhấn nút, sau 30 phút bạn sẽ có một đôi giày sạch, nhưng đổi lại là sự xuống cấp nhanh chóng; Thậm chí giày còn bị biến dạng. Và nếu giặt giày chung với quần áo thì còn khiến quần áo bị bẩn, rách.
- Bảo quản nơi thoáng mát: Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nên rất dễ khiến cho giày bị ẩm, mốc và bốc mùi hôi. Việc giữ giày ở nơi thoáng mát giúp cho nó luôn thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra bạn cũng nên cho giấy khô vào bên trong giày để giúp giày luôn định hình, hỗ trợ hút ẩm. Nếu có điều kiện các bạn nên bảo quản giày trong hộp nhựa, vừa tránh thú cưng hoặc côn trùng cắn phá, bụi bám, đồ vật khác rơi vào, lại giúp cho nhà cửa ngăn nắp hơn.
- Để giày khô mới đi: Nếu bạn thường xuyên luyện tập và thi đấu thì nên có 2 đôi giày để luân phiên. Giày đá bóng chỉ nên đi khi thật sự khô ráo. Nếu vẫn còn ẩm mà đã đi thì sẽ khiến hôi chân, tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, chưa kể còn ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ sản phẩm.
Các bước vệ sinh giày bóng đá
Trước khi vệ sinh giày đá banh bạn cần chuẩn bị bàn chải, khăn sạch, gel chuyên dụng có chất tẩy rửa ở mức độ vừa phải, đồng thời không chứa các tạp chất có thể làm ố giày. Gel này các bạn có thể mua trong siêu thị hoặc tại các cửa hàng bán giày bóng đá.
#1. Trước tiên bạn tháo dây buộc ra, sử dụng khăn sạch để lau sơ toàn bộ đôi giày.
#2. Nhỏ vài giọt gel vệ sinh giày lên bề mặt da hoặc hòa tan vào trong nước, khuấy đều tạo bọt, sau đó sử dụng bàn chải mềm chà lên trên vết bẩn. Thao tác nhẹ nhàng để làm sạch vết bẩn mà không ảnh hưởng đến da. Đối với những đôi giày sử dụng chất liệu da vải sợi dệt các bạn lưu ý chải dọc theo chiều sợi vải để không khiến sợi vải bị xù lông.
#3. Sử dụng khăn thấm nước để lau thêm vài lần cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn, bề mặt da sạch và không còn bọt từ gel.
#4. Đối với dây giày và miếng lót, các bạn có thể giặt riêng trong nước ấm với chút xà phòng, sau đó phơi khô.
#5. Phơi giày trong nhiệt độ phòng hoặc nắng nhẹ, tuyệt đối không phơi dưới thời tiết nắng gắt.
Ngoài cách làm trên các bạn cũng có thể sử dụng nước, bàn chải, khăn và xà phòng để vệ sinh giày bóng đá. Tuy nhiên, nên hạn chế nước ngấm vào bên trong; Không nên ngâm giày lâu trong xà phòng, khiến cho các chất tẩy ảnh hưởng tiêu cực đến da giày, giòn hóa cao su, bung keo.
Cách khử mùi hôi cho giày bóng đá
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho giày bị hôi là miếng lót giày bị bẩn, ẩm ướt khiến xuất hiện mốc và mùi hôi. Ngoài ra là thói quen nhét tất vào bên trong đôi giày, không vệ sinh luôn.
Để khử mùi hôi cho giày bóng đá các bạn thực có thể áp dụng một trong những cách làm sau:
- Sử dụng chai xịt khử mùi: Chai xịt khử mùi chuyên dụng sẽ giúp đánh bay mùi hôi khó chịu từ đôi giày, đồng thời ngăn ngừa các loại vi khuẩn xâm nhập.
- Dùng giấy báo cũ: Đặt giày ở nơi thoáng gió, sử dụng giấy báo cũ vo tròn lại rồi cho vào bên trong.
- Sử dụng phấn rôm: Phấn rôm em bé có công dụng hút ẩm, lại có hương thơm dễ chịu. Bạn chỉ cần lót giấy bên trong giày rồi rắc chút phấn rôm lên.
- Bột baking soda: Baking soda cũng có tác dụng hút ẩm và khử mùi tốt.
Trên đây là một số Tổng hợp cách bảo quản giày bóng đá đúng cách nhất 2022 từ Zocker. Nếu các bạn còn vấn đề nào khác liên quan đến giày đá bóng, hay có nhu cầu mua giày đá bóng sân cỏ nhân tạo chính hãng, hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp sản phẩm phù hợp và tư vấn tốt nhất !