Có một sự thật là: Cho đến trước năm 1891, chưa có hãng giày nào trên thế giới nghĩ đến việc sản xuất loại giày chuyên chỉ dành cho 1 mục đích: đá bóng.
Giày đi làm kiêm... giày đá bóng
Lịch sử bóng đá ghi nhận đôi giày (tạm gọi là giày đá bóng) đầu tiên, ra đời vào năm 1500. Đây thực chất là giày đi làm kiêm... giày đá bóng.
Khi ấy, các tin đồ của quả bóng tròn đơn giản là dùng loại giày thông dụng mà họ vẫn thường mang đi làm hàng ngày. Loại giày này nói chung rất nặng nề, gò bó nên cầu các thủ rất khó xoay trở trên sân khi chơi bóng.
Mặt khác giày đi làm thời đó thường có các vật liệu kim loại dưới đế giày để chống mòn vì thế khả năng gây chấn thương cho bản thân và cầu thủ đối phương rất lớn.
Một yếu điểm khác là vào mùa đông khi mặt đất đóng băng và trở nên trơn trượt, các loại giầy đế bằng không có độ bám nên các cầu thù liên tục bị té ngã, thương tích.
Vì vậy Hiệp hội Bóng đá Anh đã đề nghị các hãng sản xuất nghiên cứu và chế tạo một đôi giầy bằng da mềm, mỏng giúp ôm chân với các mấu nhỏ ở đế giúp bám chặt vào mặt đất giúp người chơi trụ vững hơn.
Thời gian sau đó các hãng giày đã cho ra mắt những đôi giày bóng đá thực sự đầu tiên bằng da, cổ cao, đế giày được trang bị 6 núm nhỏ hình trị với đường kính 1 cm và chiều dài 10 - 16mm.
Mẫu giày đá bóng cuối thế kỉ 19
Giày có nhiều ưu điểm như: được làm từ da bò giúp bảo vệ chân tốt hơn, trọng lượng khoảng 500 gr (nhẹ hơn rất nhiều). Nhưng nếu thi đấu trong điều kiện trời mưa thì giày trở nên nặng hơn rất nhiều. Dù sau đây cũng được coi là nguyên mẫu cho những chiếc giày đá bóng tốt hơn sau này.
Sau Đại chiến Thế chiến II, giày đá bóng được cải tiến theo hướng gọn nhẹ hơn. Giày được làm bằng loại da mềm hơn và cổ giày được hạ thấp xuống dưới mắt cá chân.
Ưu tiên số một của các hãng sản xuất là tăng cường sự linh hoạt cho đôi chân cầu thủ, giúp họ thoải mái phô diễn kỹ thuật cá nhân.
Đến đây các đinh giày đá bóng được làm bằng cao su, chiều cao phụ thuộc vào mặt sân thi đấu: 10 mm với mặt sân cứng và 16mm với mặt sân mềm.
Tuy nhiên kiểu đinh thép được đóng chết vào đế giày dần bộc lộ nhược điểm: rất dễ bị long đinh khi đang thi đấu. Điều này mang lại sự bất tiên và khó chịu cho cầu thủ và ảnh hưởng tới trận đấu. Mặt khác đinh chỉ có chiều cao cố định nên mỗi cầu thủ cần có 2 đôi giày với chiều dài đinh khác nhau để thi đấu trên mặt sân cứng và mặt sân mềm.
Các mẫu giày bóng đá từ 1930 - 1958
Nhận thức được nhược điểm của loại đinh giày này hãng sản xuất dụng cụ thể thao Adidas của Đức đã tập trung nghiên cứu và chế tạo ra loại đinh giày mới. Loại đinh này được làm từ hợp kim nhôm siêu nhẹ có 1 lõi thép đã được ren để vặn vừa vào 1 ống thép ở đế giày. Thiế kế này giúp cho đinh bắm chặt và khít vào đế giày, cứng cáp và ổn định hơn.
Adidas sau đó cung cấp mẫu giày này cho đội tuyển quốc gia Đức thi đấu ở World Cup 1954. Nhờ cải tiến này mà đội tuyển Đức đã chiếm ưu thế khi thi đấu trên các mặt sân ẩm ướt do những cơn mưa mùa hè ở Thụy Sĩ - nơi tổ chức giải vô địch thế giới.
Những cải tiến mạnh mẽ
Đến những năm 1970 lịch sử bóng đá thế giới chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế và sản xuất giày bóng đá. Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của những đôi giày được làm từ da kagaroo - ưu việt hơn da bò, kết hợp với vật liệu tổng hợp thay thế cho việc dùng thuần da bò và cao su.
Bên cạnh đó đế giày cũng không còn làm bằng cao su nặng nề nữa mà được thay thế bằng vật liệu tổng hợp với ưu điểm: mỏng, nhẹ và rất linh hoạt.
Giày bóng đá hiện đại
Giày đá bóng được trang bị đế mới này có cơ chế hoạt động tương tự như 1 chiếc lò xo. Đề giày sẽ hấp thu động năng khi cầu thủ co chân hay nhún người. Tiếp sau đó chúng giải phóng động nặng khi cầu thủ thu chân hay nhảy lên. Giày trợ lực hiệu quả cho các cầu thủ khi sút bóng hay nhảy cao tranh bóng bổng, đánh đầu.
Hãng Adidas lại là nhà tiên phong khi chế tạo và cho ra mắt thành công dòng Predator với những vân nổi bề mặt ngoài (làm từ vật liệu tổng hợp) có khả năng giúp cầu thủ tăng lực sút mạnh hơn và làm bóng có độ xoáy lớn hơn, gây nhiều khó khăn cho thủ môn đối phương.
Các đinh giày ở giai đoạn này cũng không chỉ mang hình trụ tròn cổ điển nữa mà có thể hình tam giác, hình thoi, hình bầu dục, hoặc kết hợp nhiều kiểu khác nhau. Kết cấu nòng thép ren răng cũng dần được thay thế bằng các loại đế giày có các núm được đúc sẵn bằng vật liệu tổng hợp. Mặt khác, chiều dài của đinh cũng thay đổi phụ thuộc vào vị trí của nó dưới đế giày. Điều này giúp phân bổ hợp lý áp lức của bàn chân lên mặt sân thi đấu, tăng độ bám để cầu thủ dễ dàng xoay sở mà không lo trượt ngã.
Với thực tế thu nhập của các cầu thủ ngày càng cao trong khi giá thành sản xuất giày ngày càng hạ, 1 cầu thủ có thể sở hữu và sử dụng nhiều loại giày, tùy thuộc và tình trạng mặt sân bóng.
Nhờ vật liệu tổng hợp trọng lượng của giày giảm xuống chỉ còn 103 - 230 gr mỗi chiếc. Đây là một bước tiến lớn nếu so với những đôi giày nặng nền gần 500 gr mỗi chiếc hồi cuối thế kỉ 19.
Những đôi giày hiện nay trong cũng quyến rũ hơn hơn với nhiều màu sắc nổi bật và họa tiết đa dạng thay cho màu đen truyền thống khá đơn điệu của những thập niên trước.
Giày gắn chip điện tử
Hiện tại, với những phát minh mới trong lĩnh vực vật liệu tổng hợp được ứng dụng và thiết kế và sản xuất giày; người ta đã sản xuất ra được các loại giày bóng đá có những tính năng có phần ưu việt hơn hẳn.
Người ta có thể dễ dàng bổ sung các công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất giày. Ví dụ: công nghệ Dribbletex trên mẫu Adizero giúp tăng độ bám cho giày trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời không bị co giãn, biến dạng quá mức và không thấm nước.
Ứng dụng công nghệ thông tin, quét laze và nhân trắc học vào thiết kế, sản xuất giày đá bóng cũng giúp kích thước của mỗi đôi giày được điều chỉnh cụ thể thật vừa vặn với hình dáng bàn chân của mỗi cầu thủ.
Hơn thế nữa, đặc điểm sinh học của con người cũng cho thấy không ai có kích thước 2 bàn chân hoàn toàn bằng nhau. Với cầu thủ đá bóng, người thuận chân nào thì chân đó sẽ có kích thước lớn hơn.
Trong bóng đá hiện đại, giày còn được thiết kế chuyên biệt hóa theo vị trí và lối chơi bóng sở trường của từng cầu thủ tỏng đội hình. Những càu thủ tiền đạo, tấn công sẽ được trang bị loại giày nhẹ, hỗ trợ tăng tốc tối đa. Còn những cầu thủ ở vị trí tiền về sẽ thích hơn hơn với một đôi giày hỗ trợ cảm giác bóng giúp kiểm soát bóng tốt hơn.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu chế tạo những con chip điện tử được gắn vào giày giúp thu thập dữ liệu hoạt động và di chuyển của cầu thủ đang thi đấu trên sân. Ban huấn luyện đồng thời có thể thu thập và phân tích dữ liệu thông qua máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh đánh giá kết quả tập luyện và thi đấu của từng cầu thủ. Qua đó giúp họ cải thiện hiệu suất thì đấu và nâng cao kỹ thuật cá nhân theo hướng hoàn thiện hơn.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo những con chip điện tử gắn vào giày để thu thập dữ liệu hoạt động và di chuyển của cầu thủ. Sau đó, ban huấn luyện sẽ phân tích dữ liệu (bằng máy tính hay điện thoại thông minh) để đánh giá kết quả tập luyện và thi đấu của từng cầu thủ một, giúp họ cải thiện hiệu suất thi đấu và chỉnh sửa kỹ thuật cá nhân cho hoàn thiện hơn.