096 905 7088 0
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)

Tổng hợp kỹ thuật, phương pháp và bài tập cho thủ môn bóng đá

Trong một đội bóng, thủ môn là cầu thủ chơi ở vị trí thấp nhất, là người trấn giữ khung thành. Không hiếm những trường hợp, thủ thành có những pha cứu thua được ví như một bàn thắng. Các câu lạc bộ chuyên nghiệp và đội tuyển quốc gia đều có huấn luyện viên thủ môn riêng. Thậm chí nhiều người còn ví von rằng: “Thủ môn là nửa sức mạnh của đội bóng” . Họ cũng cần phải luyện tập chăm chỉ, thường xuyên trui rèn các kỹ năng để ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đối phó tốt hơn với khả năng săn bàn siêu hạng của các tiền đạo.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Zocker Sport tìm hiểu về Các kỹ thuật và phương pháp tập luyện cho thủ môn bóng đá. Từ đó nâng cao hơn nữa khả năng chơi bóng của mình nhé.

Tổng hợp các kỹ thuật bắt buộc phải nắm vững của thủ môn

Kỹ thuật phòng thủ không bóng của thủ môn

ky-thuat-phong-thu-khong-bong-thu-mon

Gồm các tư thế cơ bản, di chuyển, chạy, nhảy, bật, động tác giả.

- Tư thế cơ bản: Là tư thế đứng giúp thủ môn có thể chuyển trạng thái sang các tư thế khác một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cách thực hiện là: Hai chân dạng rộng bằng vai, đầu gối hơi chùng để đưa thân người ra trước, trọng tâm rơi vào giữa 2 mũi bàn chân, 2 tay thả lỏng trước ngực, khuỷu tay hơi gập, lòng bàn tay hướng vào nhau, các ngón duỗi tự nhiên, đầu hơi ngẩng để dễ quan sát phía trước. Tư thế này nhanh mỏi nên chỉ dùng khi cần thiết, khi bình thường thì thủ môn chỉ cần đứng và thả lỏng để quan sát phía trước, làm nóng các khớp khi không có bóng.

- Tư thế chuẩn bị của thủ môn (di chuyển chọn vị trí ): Từ tư thế cơ bản, bằng các bước ngang, bước đúp, bước nhảy, thủ môn di chuyển sang các hướng khác nhau để đón bóng , khép góc, chặn các hướng tấn công của đối phương. Thường thì khi di chuyển về bên nào thì chân bên đó sẽ xuất phát trước, còn chân kia sẽ được sử dụng để làm trụ để đẩy bước kế tiếp. Trọng tâm không nên cao quá. Khi thực hiện bước chéo chân không nên dài, vì sẽ khó đổi hướng nhanh khi cần.

ky-thuat-phong-thu-khong-bong-thu-mon-2

- Kỹ thuật chạy của thủ môn: Trong trận đấu, đôi khi thủ môn cũng cần phải rời khỏi khu vực cấm địa, nên họ cần có kỹ thuật chạy tốt để đạt tốc độ cao khi cần. Ngoài các tình huống trên thì nhìn chung các thủ môn thường chạy ngắn nhiều hơn; Kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe như bất ngờ đổi hướng, dừng và xuất phát nhanh, chạy, nhảy, bạt cao, lao ra cản phá… Những lúc như vậy thì trọng tâm cần được hạ thấp hơn và gần như không động tác tay nữa (do lúc này ở vào tư thế chuẩn bị bắt bóng). Khi chạy lên thì thân lao về trước, chân lăng theo quán tính, gập sâu khớp hông cũng như khớp gối. Khi chạy lùi, thủ môn không nên để thân quá thấp vì sẽ rất dễ bị vấp và làm mất thăng bằng.

- Động tác giả của thủ môn: Nó được sử dụng để đánh lừa đối phương, không cho biết ý đồ thực sự của mình. Cũng giống như động tác giả của các cầu thủ chơi ở vị trí khác, thủ môn không được để cho trọng tâm di chuyển sang hướng đánh lừa vì nó làm mất nhiều thời gian, cũng như khó dịch chuyển, làm mất đi tính bất ngờ.

Các kỹ thuật phòng thủ có bóng của thủ môn

ky-thuat-phong-thu-co-bong-thu-mon

Gồm các kỹ thuật bắt bóng cơ bản, đổ người bắt bóng, bay ngã, đấm bóng.

- Kỹ thuật bắt bóng cơ bản: Gồm kỹ thuật bắt bóng với 2 tay chụm vào nhau, bắt ngửa tay khi bóng lăn sệt hoặc thấp dưới bụng, bắt úp tay khi bóng ở vị trí cao trên ngực.

- Kỹ thuật bắt ôm bóng: Nếu bóng đi sệt thì đứng thẳng chân, thân cúi về trước, 2 tay đuỗi thẳng để đóng bóng, để bóng lăn theo tay lên ngang bụng rồi ôm ở trước ngực.

- Kỹ thuật đổ thân bắt bóng: Trên thực tế, không phải khi nào thủ môn cũng có được tư thế thuận lợi để bắt bóng. Nhiều trường hợp đường bóng đi xa vị trí đứng nên, cần phải vươn người, đổ thân về phía bóng. Đây là kỹ thuật khó, cần tập luyện từ rất sớm, do đó, thủ môn cần chuyển trọng tâm sang chân gần bóng, thân người đổ xuống theo thứ tự: Má ngoài bàn chân cẳng chân đùi, hông lườn, vai. Để tập luyện thì thủ môn cần tập đổ người trong các tư thế: Ngồi duỗi chân, quỳ, ngồi xổn; Tập đổ người trong tư thế dạng chân. Sau khi quen thì bắt đầu tập với bóng được đặt tại chỗ ở bên thuận, cánh khoảng 1 mét. Tập với các đường bóng lăn nhẹ với độ khó tăng dần.

ky-thuat-phong-thu-co-bong-thu-mon-2

- Kỹ thuật bay người: Kỹ thuật này cũng được kết thúc bằng động tác ngã của thủ thành sau khi bắt hoặc đẩy được bóng ra xa. Nó được chia thành các giai đoạn. Ở giai đoạn tạo đà, từ tư thế cơ bản xuất phát về phía bóng băng bước chéo, trọng tâm hạ thấp. Ở giai đoạn dậm nhảy, khi trọng tâm dồn lên chân giậm và thân người nghiêng về hướng bay của bóng; Cùng phối hợp với chân bật đà là động tác đánh lăn của 2 tay cùng với chân kia để tạo ra sức đẩy thân người lên. Ở giai đoạn bay, phụ thuộc vào lực đẩy của chân giậm và đà lưng, khi ở trên không khớp gối hơi gập, tay vươn về phía bóng và thực hiện đón, bắt. Gia đoạn tiếp đất là khó khăn nhất, vì có thể gây chấn thương; Thủ môn có thể tiếp đất theo thứ tự, từ cánh tay và vai, tới thân và cuộn người lại lăn tròn.

- Kỹ thuật đấm bóng: Kỹ thuật này thường được kết hợp với các động tác bật nhảy, và có thể được thực hiện bằng một tay hoặc cả 2 tay. Khi đấm bóng, thân trên hơi xoay nghiêng để tay có thể vươn xa.

- Kỹ thuật đẩy bóng: Thường được áp dụng khi bóng ở quá xa, có thể sử dụng lòng bàn tay ngửa, các đầu ngón tay để đẩy bóng đi hoặc trụ bàn tay để có thể đẩy bóng qua 2 bên. Lực tác động chủ yếu là lực rướn người của thủ môn. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách xoay nghiêng người, xoay cánh tay vào trong để lòng bàn tay hướng vào rồi sử dụng các đầu ngón tay tiếp xúc vào bóng, đẩy bóng đi xuôi chiều để nó bay lên cao và vượt ra xa.

Các kỹ thuật tấn công của thủ môn bóng đá

ky-thuat-tan-cong-thu-mon-bong-da

So với phòng thủ thì nhiệm vụ tấn công của thủ môn ít nặng nề hơn. Nhưng nếu không thuần thục thì hiệt quả sẽ không cao. Hoạt động tấn công của thủ môn gồm các kỹ thuật: Lăn bóng, ném bóng, đá phát bóng.

- Kỹ thuật lăn bóng: Mục đích là đưa bóng chính xác cho đồng đội để tổ chức tấn công. Nó được sử dụng khi đối phương đã lùi về sân nhà để chuẩn bị phòng thủ. Để thực hiện, thủ môn dùng 2 tay cầm bóng ở ngang hông, tay lăn bóng ở dưới, tay kia tỳ ở trên, đưa bóng về sau để tạo đà. Tiếp đó đưa bóng từ sau ra trước, thân cúi thấp. Khi bóng đi qua thân thì tay đỡ bóng rời ra, lăn sang ngang để giữ thăng bằng và duy trì hướng bóng đi. Tay lăn bóng tiếp tục đẩy mạnh và nhả bóng khi hết đà tay.

- Các kỹ thuật ném bóng: Được sử dụng để tấn công nhanh, gồm ném bóng cao tay và thấp tay. Khi ném bóng cao tay, tay ném bóng đỡ ở phía sau và bên dưới bóng, tay kia sau khi hỗ trợ đưa trái bóng ra sau để lấy đà thì đưa tự nhiên ra trước để giữ thăng bằng cũng như định hướng ném. Khi ném thì đẩy tay từ sau ra trước, theo hướng từ dưới lên qua đầu, kết hợp đẩy chân sau, rướn người về trước để tăng đà ném bóng. Để ném bóng ngang thì 2 tay cầm bóng ở trước thân, tay ném đỡ sau và dưới bóng. Chân đối diện với tay ném bước ra trước 1 bước dài, trọng tâm đặt ở chân sau. Tay ném duỗi thẳng, căng để đẩy bóng từ sau ra trước, hướng từ thấp lên cao. Khi bóng qua vị trí vai thì tay ném rời bóng, nhanh chóng chuyển trọng tâm sang chân trước cùng với đà ném, chân sau bước lên và rướn cơ thể hẳn về trước.

- Kỹ thuật đá phát bóng của thủ môn: Thủ môn có thể sử dụng chân để phát bóng lên thông qua 2 kỹ thuật là thả bóng ra xa và phát bóng cố định. Để thả bóng ra xa, thủ môn chạy lấy đà vài bước, tung bóng ra trước, hơi chếch sang phía chân để rơi cách chân trụ khoảng 30 – 40 cm. Dùng mu bàn chân để sút khi bóng chưa chạm đất hoặc chạm đất nảy lên. Khi bóng ngoại cộc và được đá phất lên thì thủ môn thường sử dụng mu trong bàn chân để phất bóng lên cho đồng đội. Bóng được đặt trong khu phát bóng 5m50 và được xác định là vào cuộc khi ra khỏi khu cấm địa 16m50.

Phương pháp tập luyện kỹ thuật thủ môn

- Đối với những bạn mới tham gia tập bóng đá thì nên tham khảo các hình ảnh, video kỹ thuật bắt bóng (hiện rất phổ biến trên internet).

- Khi bắt tay vào tập luyện thực tế thì nên bắt đầu từ tập di chuyển sang các động tác không bóng để rèn cảm giác không sợ bóng, đồng thời tăng cường phản xạ.

Phương pháp và các bài tập cho thủ môn trong bóng đá

- Tiếp đó các bạn tập các tư thế chuẩn bị bắt bóng, tập bắt bóng ở tầm thấp với bóng đi chậm, nhẹ. Điều quan trọng ở đây là chúng ta tập kỹ thuật đón bắt bóng, tập bắt gôn với bóng do các cầu thủ khác đá tới.

- Tập vồ bóng ở trên đệm, trên cát, trên bãi cỏ do bạn tập ném tới.

- Tập bắt bóng ở tầm trng bình, bóng bổg và các kỹ thuật ném bóng cao tay, thấp tay, bắt bóng ở các hướng khác nhau tới.

Để trở thành người trấn giữ khung thành giỏi thì ngoài yếu tố ngoại hình đòi hỏi chiều cao tương đối thì cần phải dũng cảm và quyết đoán.

Phương pháp và các bài tập cho thủ môn trong bóng đá

Các bài tập cho thủ môn

Dưới đây là 3 bước thực hành:

- Bước 1: Luyện tập thể lực

Đây là bước cơ bản nhất. Hàng ngày các bạn tập chạy bộ, thể hình, chống đẩy, hít xà đơn, nhảy dây... Bên cạnh đó là luyện tập với bóng: Tâng bóng, ném bóng vào tường bật lại, tập bắt bóng do đồng đội sút.

Bước 2: Tập luyện độ dẻo

Các bạn tập không bóng: Đu xà đơn - xà kép, uốn dẻo cơ thể, tập nhảy cao, nhảy xa. Khi tập với bóng thì cần có 2 người, tập ngồi bệt bắt bóng ở cự ly 5 - 7m.

Phương pháp và các bài tập cho thủ môn trong bóng đá

- Bước 3: Tập tốc độ

Thủ môn giỏi cần nhanh nhẹn trong các tình huống xử lý. Ngoài năng khiếu thì cần phải có kinh nghiệm trong các trận đấu và tập luyện thường xuyên.

Các bạn tập chạy nhanh ở cự ly 20 - 50m.

Tập ném bóng vào tường và bắt bóng bằng 1 hoặc 2 tay.

Trên đây là một số kỹ thuật bắt bóng dành cho thủ môn cũng như cách tập luyện mà Zocker chia sẻ tới các bạn yêu thích môn thể thao vua, đặc biệt là vị trí thủ thành. Để có thể trở thành thủ môn giỏi các bạn cần tập luyện thường xuyên, từ dễ đến khó, tập một mình, với đồng đội, và đừng quên sử dụng giày đá bóng chính hãng để tăng cường hiệu quả tập luyên nhé. Chúc các bạn thành công !

Là thương hiệu Việt, với hệ thống showroom tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, Zocker là một trong những đơn vị có dịch vụ đa dạng và hoàn thiện: Thời gian bảo hành lâu dài, giao 2 đôi 2 size khách hàng thử, chỉ thanh toán đôi vừa, khách không ưng ý sản phẩm có thể trả hàng và không mất chi phí. Sản phẩm được bảo hành trong 4 tháng, nếu phát sinh lỗi đổi ngay đôi mới.

Bên cạnh đó, Zocker còn có hệ thống phân phối đa kênh: bán buôn cho nhà phân phối, bán lẻ tại các điểm bán, showroom, bán trực tiếp tới qua kênh online như facebook, sàn TMĐT, tiktok... Chế độ vận chuyển nhanh chóng, tiện lợi.

ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH

☎ Hotline: 096 905 7088

🏪 Showroom:

- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.

- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.

CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.

- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.

(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).

Tags: mua bóng đá, găng tay thủ môn

Các bài viết khác
Xem tất cả
Sự hợp tác giữa VDV Nguyễn Thị Oanh cùng Zocker được mở ra khi đều sở hữu những giá trị chung như: Đại diện cho tinh thần thể thao, nỗ lực không ngừng nghỉ "Run for the better".
Chi tiết
Tìm hiểu về giày đá bóng đế IC, loại giày chuyên dụng cho sân futsal và sân bóng trong nhà. Bí quyết chọn giày phù hợp để nâng cao kỹ năng futsal
Chi tiết
Tìm hiểu về công nghệ sản xuất quả bóng đá của Nike, Adidas, Puma: công nghệ Nike AerowSculpt, ACC (All Condition Control), công nghệ CTR-Core, ...
Chi tiết
Quả bóng đá đạt chuẩn FIFA sẽ phải tuân thủ rất nhiều yêu cầu như: Chu vi, bán kính, đường kính, Trọng lượng,...
Chi tiết

Cảm nhận khách hàng về Zocker

Zocker tự hào là thương hiệu Giày bóng đá chuyên cho sân cỏ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam! Thương hiệu Zocker chính thức ra mắt từ năm 2018. Zocker ban đầu tập trung vào giày bóng đá sân cỏ nhân tạo, liên tục cải tiến sản phẩm, hàng năm đều cho ra mắt các mẫu giày mới tiên tiến hơn. Đến nay Zocker sở hữu một hệ sinh thái phong phú với nhiều sản phẩm như: Giày bóng đá, găng tay thủ môn, bộ quần áo bóng đá, tất chân, balo, túi xách… không chỉ chất lượng mà còn rất thời thượng, hướng đến một phong cách sống trẻ trung, năng động.
Tìm hiểu thêm
Bản quyền © 2024 của Zocker. Website được thiết kế bởi Tất Thành