Nike được thành lập năm 1964 với tên gọi ban đầu là Blue Ribbon Sports, tiền thân là nhà phân phối cho hãng giày Onitsuka Tiger (nay là Asics) của Nhật. Đến năm 1971 Blue Ribbon Sports được đổi thành Nike Inc.
Nike được thành lập bởi Bill Bowerman - một huấn luyện viên thể thao và Phil Knight - một vận động viên điền kinh, với số vốn ít ỏi ban đầu chỉ 1.200 USD.
Phil Knight, nhà đồng sáng lập kiêm chủ tịch Nike
Khời đầu, Knight có ý định đặt tên công ty là Dimension 6. Còn Nike có nguồn gốc sâu xa từ vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp lại là ý tưởng từ Jeff Johnson - nhân viên đầu tiên của công ty.
Ý tưởng cải tiến giày được đưa ra bởi Bowerman vào năm 1971 khi ông cùng với vợ làm bánh waffle. Hình dáng của chiếc bánh khiến ông nảy ra ý tưởng về mẫu giày mới với đế có rãnh, giúp cho vận đông viên bám chặt hơn với đường chạy. Ý tưởng này sau đó được hiện thực hóa thành Nike Waffle Trainer - dòng sản phẩm được cấp bằng sáng chế vào năm 1974.
Logo của Nike được thiết kế bởi Carolyn Davidson khi còn là sinh viên Đại học Portland với giá 35 USD (khoảng 200 USD theo thời giá hiện nay). Sau này Davidson được tặng một số cổ phiếu của Nike, giá trị hiện nay ước tính vào khoảng 640.000 USD.
Rất ít người biết rằng Slogan “Just Do It” của thương hiệu Nike lại được lấy cảm hứng từ Gary Gilmore - 1 tên giết người hàng loạt. Tên này nói "Hãy tiến hàn thôi" vào năm 1977, ngay trước khi bị tử hình. Điều này được tiết lộ trong tài liệu quảng cáo “Art & Copy” vào năm 2009.
Chiến dịch quảng cáo “Just Do It” đầu tiên được phát tán rộng rãi vào năm 1988. VỚi hình ảnh biểu tượng điền kinh thế giới Walt Stack, khi đó ở tuổi 80 đang chạy từng bước nặng nhọc trên cây Cầu Cổng Vàng - Golden Gate.
Vận động viên Tennis lắm tài nhiều tật người Roman, Ilie Nastase chính là vận động viên đầu tiên trên thế giới đã ký hợp đồng quảng cáo với Nike, năm 1972. Khi đó anh ông là 1 quần thủ tài năng nhưng được biết tới nhiều với tính khí thất thường, hay nổi loạn, không ít lần bị dính án phạt, đình chỉ, truất quyền thi đấu trong suốt sự nghiệp cầm vợt của mình..
Theo Forbes, dù không còn chơi bóng chuyên nghiệp từ năm 2003 nhưng Michael Jordan vẫn có thể kiếm được số tiền khổng lồ lên tới 60 triệu USD từ tiền bản quyền với Nike. Cho đến nay, cầu thủ bóng rổ này vẫn là người có hợp đồng quảng cáo lớn nhất với thương hiệu này.
Quảng cái giày Air Max năm 1987 của Nike đã sử dụng bài “Revolution” của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Đây cũng là lần đầu tiên một bài hát của nhóm nhạc huyền thoại này được sử dụng trong 1 TVC quảng cáo truyền hình.
Cửa hàng Nike lớn nhất trên thế giới lại không nằm ở Mỹ mà trên phố Oxford, thủ đô Luân Đôn nước Anh. Chi phí xây dựng cửa hàng có diện tích lên tới 4.000 m vuông này lên tới 10,5 triệu bảng Anh.