096 905 7088 0
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)

Lịch sử hình thành và phát triển của quả bóng đá

Có một câu chuyện ngắn và vui rằng: “Bóng đá là môn thể thao của những người nghèo, bởi có tới 22 người trên sân, và họ cùng nhau tranh giành 1 quả bóng”. Chuyện vui, nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trái bóng tròn, bên cạnh những yếu tố khác cùng làm nên sự hấp dẫn của môn thể thao vua.

Chúng ta đều công nhận rằng bóng đá hiện đại được bắt đầu từ nước Anh. Nhưng, quả bóng đá được bắt nguồn từ đâu, sự phát triển của nó theo thời gian như thế nào thì vẫn còn nhiều tranh cãi và không phải ai cũng nắm được. Trong nội dung dưới đây Zocker Sport sẽ chia sẻ về Lịch sử hình thành và phát triển của quả bóng đá. Qua đó giúp các bạn cùng hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Trái bóng nguyên thuỷ

qua-bong-da-nguyen-thuy

Các nhà khoa học nhận thấy bản năng của con người thường thích những thứ có dạng hình cầu. Nhưng môn thể thao, trò chơi xoay quanh các vật có hình dạng như thế có thể tìm thấy ở nhiều nên văn minh khác nhau trên thế giới, từ cổ tới kim. Đây chính là lý do khiến những tranh cãi và sự khởi nguồn sâu xa của môn thể thao bóng đá cũng như trái bóng vẫn chưa có hồi kết.

Ở nhiều khu vực, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng bàng quang của động vật, phổ biến nhất là của lợn, được thổi căng để đá rất phổ biến. Ở châu Âu, sau bàng quan, người ta bắt đầu sử dụng vải vụn được bó tròn lại. Tiếp đó, họ nghĩ tới việc may một lớp da ở quanh những chiếc bong bóng này để nó trở nên bền hơn, khó vỡ. Trong thời kỳ ấy, giới quý tộc giàu có rất chuộng da hươu, trong khi những người bình dân dùng da bò. Những trái bóng với cấu tạo gồm các lớp khác nhau dần hình thành, và được coi như tiền thân của các trái banh hiện đại.

Mặc dù vậy, điều bất lợi với các trái banh này là nó không có được dạng tròn cần thiết. Điều này là dễ hiểu, bởi bề ngoài của trái bóng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào lớp ruột ở bên trong, mà bong bóng của động vật thì tất nhiên không phải là hình tròn. Sẽ rất may nếu kiếm được cái bong bóng gần với dạng hình tròn, đường bóng sẽ chuẩn hơn, quĩ đạo bóng tương đối ổn định, và ngược lại.

qua-bong-da-dau-tien

Những rắc rối kể trên chỉ được khắc phục vào năm 1855, khi Charles Goodyear tạo ra chiếc ruột bóng bằng cao su đầu tiên. Sau đó tới năm 1862 thì thì H.J. Lindon cải tiến nó bằng việc bơm hơi vào bên trong. Khi ấy, những người yêu mến túc cầu với có được những quả bóng với hình dạng tròn và ổn định hơn.

1 năm sau đó (1963), Liên đoàn Bóng đá Anh được thành lập, đặt ra những điều luật đầu tiên cho môn thể thao này và tất nhiên là kèm theo những quy ước về trái bóng. Đây cũng là thời điểm bóng đá bước sang 1 trang mới: Hiện đại.

Những cải tiến hiện đại trên trái bóng

qua-bong-da-world-cup-1930

Các kỹ sư muốn làm ra một quả bóng có dạng càng tròn càng tốt. Nhưng đây cũng là vấn đề khiến họ đau đầu. Rất nhiều thách thức được đặt ra, từ khâu thiết kế cho tới sản xuất. Đầu tiên là việc khâu các miếng da để làm vỏ trái bóng khi cho nó thường bị kéo dài ở 2 đầu và trông khá giống với những trái bóng bầu dục ngày nay (chỉ là không thuôn bằng).

Tiếp đó, người ta nghĩ tới việc cắt các miếng da thành những tấm có dạng hình cong nhỏ và ghép chúng lại với nhau. Điều này giúp bóng trở nên tròn hơn và đây cũng chính hình dạng của trái bóng Tiento được sử dụng tại kỳ World Cup đầu tiên 1930. Bên cạnh đó, ruột bóng của được cải tiến đế trở nên dày dặn hơn, từ đó tăng cường khả năng chịu áp lực mạnh từ các cú sút.

Trong thời gian diễn ra cuộc Đại chiến Thế giới II, tuy World Cup bị gián đoạn nhưng quả bóng đá vẫn có những cải tiến quan trọng. Người ta bắt đầu đưa thêm vào các lớp vải lót nằm giữa ruột và vỏ bóng. Điều này giúp bóng trở nên tròn hơn, dễ tạo hình, đồng thời tăng cường độ bền, sự chắc chắn. Một điểm quan trọng khác là lớp vỏ da bên ngoài được quét thêm 1 lớp sơn bóng để tăng cường khả năng chống thấm, giúp trái bóng không trở nên quá nặng khi thi đấu trong điều kiện mặt sân ướt, mưa gió.

qua-bong-da-1951

Đến năm 1951, trái bóng bắt đầu được thiết kế và sản xuất với màu trắng để các khán giả có thể quan sát được thuận lợi hơn ngay cả dưới ánh sáng mờ của hệ thống đèn chiều. Tuy nhiên, lúc này, mỗi quốc gia lại có 1 trái bóng riêng với hình dạng và kích thước khá đa dạng, dẫn tới phát sinh mâu thuẫn trong việc sử dụng bóng nào trong các trận đấu quốc tế. Kết quả là FIFA ban hành các qui chuẩn về hình dạng, kích thước của trái bóng được áp dụng cho từng size, bên cạnh các yếu tố về độ tròn, độ nẩy, áp suất…

Tới những năm đầu thập niên 1960, những quả bóng sử dụng cao su tổng hợp dần thay thế cho lớp da thật bên ngoài vừa đắt đỏ, độ dày không đồng đều. Cho tới năm 1980 thì công cuộc “thay máu” này hoàn tất. Những trái bóng sử dụng chất liệu nhân tạo đã thay thế hoàn toàn cho những người tiền nhiệm sử dụng da thật.

Đầu thập niên 1970 cũng ghi ấn một phát minh quan trọng, đó là sự ra đời của trái bóng Buckyball, liên quan tới lớp vỏ. Nếu như trước kia, bóng thường được khâu tay và rất khó để đạt được một hình cầu chuẩn thì bóng Buckyball sử dụng 32 miếng ghép khá nhau, với 20 miếng hình lục giác màu trắng và 12 miếng hình ngũ giác màu đen. Nó mang tới 1 hình cầu chuẩn. Thiết kế này vẫn được sử dụng phổ biến trên nhiều quả bóng hiện đại ngày nay. Trái bóng Telstar của hãng Adidas chính bóng được sử dụng cho World Cup đầu tiên có hình dạng này. Đó là kì World Cup 1970 trên đất Mexico.

Những trái bóng chính thức của World Cup

qua-bong-da-world-cup-1970

Bắt đầu từ World Cup 1970, FIFA đã lựa chọn Addidas trở thành nhà cung cấp bóng thi đấu chính thức cho giải đấu. Và tại mỗi kì, hãng thể thao đến từ Đức lại cho ra mắt 1 mẫu bóng mới với tên gọi riêng, cùng với đó là những cải tiến về chất liệu cũng như công nghệ, tiên tiến hơn so với mẫu trước đó. Cụ thể:

- 1970: Trái bóng Buckminster mà chúng ta đã nêu trên.

- 1974: Hoàn thiện hơn, với tên gọi Telstar Durlast.

- 1978: Bóng Telstar Durlast Argentina thay những miếng da lục giác màu đen bằng những trang trí cách điệu hình tam giác, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.

- 1982: Bóng Tango Espana sử dụng lớp vỏ da không thấm nước cho dù bị nhúng ngập nước. Đây cũng chính là trái bóng sử dụng vỏ da cuối cùng tại các vòng chung kết bóng đá thế giới.

- 1986: Bóng Azteca sử dụng vỏ cao su tổng hợp và cho thấy tính ưu việt của nó trong việc chống thấm tốt, đồng thời hoạt động hiệu quả trên bề mặt sân khô.

qua-bong-da-world-cup-1990

- 1990: Etrvsco là trái bóng đầu tiên dùng lớp lót xốp polyurethane.

- 1994: Bóng Questra hoàn thiện lớp xốp của người tiền nhiệm. Nó không những chống thấm hiệu quả mà tạo ra độ xoáy cao hơn cho bóng khi sút, việc điều khiển trái bóng cũng thuận lợi hơn.

- 1998: Bóng Tricolore ghi nhận nhiều đột phá công nghệ. Nó có lớp vỏ mỏng hơn nhưng vẫn rất chắc chắn. Đặc điểm này giúp bóng nhẹ hơn, mang tới lợi thế cho các cầu thủ, giúp phát huy tối đa kỹ thuật cá nhân.

- 2002: Bóng Fevernova được làm vứi lớp lót dày dặn hơn, tăng độ chính xác khi sút.

- 2006: Bóng Teamgeist được thiết kế hoàn toàn mới lạ với các miếng ghép hình dạng mới (không còn lục giác và ngũ giác), giúp cầu thủ xử lý bóng dễ dàng hơn.

qua-bong-da-world-cup-2010

- 2010: Bóng Jabulani được cố gắng làm trọn nhất có thể thông qua việc giảm số miếng ghép trên bề mặt từ 14 xuống 8.

- 2014: Bóng Brazuca, đây là lần đầu tiên trái bóng chính thức của World Cup được gửi tới “thử nhiệt” tại một số giải đấu lớn trước đó để ghi nhận các ý kiến phản hồi và tiếp tục cải tiến.

- 2018: Telstar 18 sở hữu lớp bề mặt với 6 miếng phủ. Thiết kế mang hơi hướng cổ điển với tông màu đen – trắng chủ đạo.

qua-bong-da-world-cup-2022

- 2022: Bóng Al Rihla có màu trắng ngọc trai với nhiều đường nét trang trí sặc sỡ. Bề mặt gồm 20 miếng, được cấu tạo từ CRT-Core, một loại vật liệu tổng hợp mang tới sự ổn định và chính xác. Và tất nhiên, trong 1 kỳ World Cup được đánh giá là được ứng dụng nhiều công nghệ nhất thì bóng cũng được ứng dụng nhiều công nghệ đặc biệt. Nổi bất nhất là cụm cảm biến có khả năng độ, vị trí bóng, gửi thông tin thu thập được tới tổ trọng tài VAR.

Có thể nhận thấy, theo thời gian, quả bóng đá ngày càng được cải tiến, góp phần giúp môn thể thao vua trở nên hấp dẫn hơn. Và trước mỗi mùa bóng thì những người yêu thích môn thể thao này cũng như giới truyền thông lại tốn không ít thời gian và bút mực để bàn về trái bóng mới. Và mỗi khoảnh khắc bóng bay vào lưới sẽ để lại những cảm xúc khó quên trong lòng người hâm mộ!

ZOCKER - THỂ THAO TẠO NÊN SỨC MẠNH

☎ Hotline: 096 905 7088

🏪 Showroom:

- Hà Nội: Số 125 Vũ Tông Phan, P.Khương Trung, Q.Thanh Xuân.

- HCM: CS1: 405/28 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Quận Bình Thạnh.

CS2: Số 28, Đường số 79, P. Tân Phong, Quận 7.

- Đà Nẵng: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Hải Châu.

- Hải Phòng: 210 Hàng Kênh, Q.Lê Chân.

(Và Zocker đã có mặt tại tất cả các hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc).

Tags: bóng size 5, bóng size 4

Các bài viết khác
Xem tất cả
Tìm hiểu về công nghệ sản xuất quả bóng đá của Nike, Adidas, Puma: công nghệ Nike AerowSculpt, ACC (All Condition Control), công nghệ CTR-Core, ...
Chi tiết
Quả bóng đá đạt chuẩn FIFA sẽ phải tuân thủ rất nhiều yêu cầu như: Chu vi, bán kính, đường kính, Trọng lượng,...
Chi tiết
Để mua quả bóng đá phù hợp cho trẻ cần lựa chọn theo các tiêu chí: size quả bóng đá, mặt sân thi đấu, cấu tạo bóng, chi phí, thương hiệu
Chi tiết
Lựa chọn quả bóng đá phù hợp là điều quan trọng giúp bé tập luyện hiệu quả và an toàn, chọn trái banh theo tiêu chí: Size bóng, mặt sân thi đấu, cấu tạo và thương hiệu.
Chi tiết

Cảm nhận khách hàng về Zocker

Zocker tự hào là thương hiệu Giày bóng đá chuyên cho sân cỏ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam! Thương hiệu Zocker chính thức ra mắt từ năm 2018. Zocker ban đầu tập trung vào giày bóng đá sân cỏ nhân tạo, liên tục cải tiến sản phẩm, hàng năm đều cho ra mắt các mẫu giày mới tiên tiến hơn. Đến nay Zocker sở hữu một hệ sinh thái phong phú với nhiều sản phẩm như: Giày bóng đá, găng tay thủ môn, bộ quần áo bóng đá, tất chân, balo, túi xách… không chỉ chất lượng mà còn rất thời thượng, hướng đến một phong cách sống trẻ trung, năng động.
Tìm hiểu thêm
Bản quyền © 2023 của Zocker. Website được thiết kế bởi Tất Thành