Chấn thương là một phần của bóng đá. Nó có thể đến với bất kì ai, ngay cả đối với những cầu thủ chuyên nghiệp. Trong bài viết này Zocker sẽ chia sẻ với các bạn về 5 loại chấn thương thường gặp trong bóng đá và những điều cần biết.
Bong gân
Bong gân mắt cá chân và ở đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biển và thường gặp nhất khi chơi bóng đá.
Bong gân mắt cá chân thường gặp hơn, khi các dây chằng nằm cạnh mắt các bị tổn thương.
Chấn thương bong gân thường xảy ra khi các cầu thủ thực hiện những cú chạy đổi hướng đột ngột hoặc những pha xoay người bất ngờ.
Bong gân có thể khiến người bị chấn thương phải tạm dừng chơi bóng từ 4 - 6 tuần tùy theo mức độ nặng - nhẹ.
Bong gân trừ trường hợp rất nặng còn phần đa các ca chấn thương kiểu này hiếm khi phải điều trị bằng phẫu thuật.
Khi bị bong gân cầu thủ chỉ cần chườm đá hoặc cuốn băng y tế, chịu khó nghỉ ngơi một thời gian. Bên cạnh đó, những người bị bong gân có thể áp dụng một số bài vật lý trị liệu để có thể bình phục và trở lại thi đấu sớm hơn.
Căng cơ
Căng cơ là hiện tượng một một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, hoặc cơ bị buộc phải vận động trong trạng thái chưa sẵn sàng (bị cứng). Cơ đùi, cơ háng, cơ bắp chân thường là những bộ phận bị căng cơ nhiều nhất.
Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp các cầu thủ giảm khả năng bị căng cơ. Do đó, người chơi cần phải khởi động thật kỹ để máu lưu thông tới các nhóm cơ, và làm mềm cơ trước khi bước vào trận đấu.
Trong nhiều trường hợp, việc lựa chọn những đôi giày đinh đá bóng có cấu tạo phù hợp với mặt sân thi đấu cũng làm giảm khả năng bị căng cơ.
Khi bị căng cơ cầu thủ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và chườm đá, băng bó chỗ đau.
Gãy xương
Gãy xương là một trong những chấn thương vô cùng nghiêm trọng có thể khiến cầu thủ phải giải nghệ hoặc nghỉ chơi bóng ít nhất nửa năm.
Gãy xương xảy ra khi các cầu thủ va chạm với nhau trên sân hoặc khi cầu thủ tiếp đất quá mạnh.
Gãy xương bàn chân, xương ống quyển, xương sườn, xương bàn tay là những chấn thương phổ biển và thường gặp nhất trong bóng đá. Đôi khi những ca gãy xương hàm (do bị giật cùi chỏ) cũng xảy ra.
Chấn thương xương thường rất khó khỏi và có thể để lại di chứng nếu không được phẫu thuật kịp thời và đúng cách.
Chấn thương đầu
Chấn thương đầu có thể xảy rai khi vùng đầu gặp phải những chấn động mạnh, như: va đập với đầu của cầu thủ đối phương, đập đầu vào cột dọc, bị thủ môn đấm vào đầu, tiếp đất bằng đầu. Những chấn thương ở mắt, mũi, miệng cũng được liệt vào chấn thương đầu.
Chấn thương đầu trong thi đấu bóng đá thường rất khó phòng tránh và rất nguy hiểm. Những ca chấn thương kiểu này có thể khiến nạn nhân bị co giật, bất tỉnh, mất trí nhớ tạm thời và trong thực tế đã có trường hợp dẫn đến tử vong.
Thương tích da
Thương tích da thường xảy ra nhất. Đôi khi chỉ là những vết trầy xước do va chạm, xoạc, ngã. Nhưng đôi khi lại là những vết cắt rất sâu và nguy hiểm, đặc biệt là nếu do đinh giày bằng kim loại (loại dành cho sân cỏ tự nhiên) gây nên.
Những vết cắt sâu vào da thịt sẽ khiến cầu thủ bị mất rất nhiều máu. Nhiều trường hợp do chủ quan còn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia y tế: Khi xuất hiện những vết thương cho dù là ngoài da, cầu thủ cần phải sơ cứu ngay nhằm tránh bị mất máu cũng như nhiễm trùng nặng hơn.
Trên đây Zocker đã chia sẻ với các bạn một số kiều cần biết về 5 chấn thương thường gặp trong bóng đá. Người chơi bóng cũng nên tự trang bị khả năng băng bó vết và xử lý những vết thương đơn giản để có thể thực hiện sơ cứu ngay trên sân cho bản thân và đồng đội. Khi gặp chấn thương nặng các bạn nên nghỉ ngơi một thời gian tránh vì ham vận động mà để vết thương nặng thêm và lâu khỏi hơn.