Giày đá bóng có rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, tính năng và công dụng của các dòng giày cũng khác nhau. Điều này khiến cho những người đang có nhu cầu chọn mua gặp rất nhiều khó khăn. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những băn khoăn, trăn trở thường thấy khi chọn giày, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhé.
Giày cao cổ hay cổ thấp
Giày bóng đá khởi nguồn với những mẫu cổ thấp, nhưng theo thời gian giày cao cổ cũng xuất hiện và tạo ra cơn sốt. Giày cổ cao được xem là giúp ôm chân hơn - một trong những yêu cầu rất quan trọng với giày đá bóng chuyên nghiệp. Với nhiều người thì nó còn rất thời trang. Nhưng thật ra, giày cổ thấp với đề chắc chắn cũng rất phù hợp trong luyện tập và thi đấu.
Giày đá bóng cổ cao có ưu điểm mới lại, đẹp mắt, phần cổ thun ôm chân chắc chắn và hạn chế được gạch đá nhỏ rơi vào vên trong giày. Tuy nhiên loại giày này có nhược điểm hơi khi đi nếu không quen, đặc biệt là với trẻ em.
Giày cổ thấp có ưu điểm nhẹ nhàng, đơn gian, dễ đi, thoát chân; Nhưng nhược điểm là dễ bị các hạt nhỏ trên mặt sân thi đấu rơi vào bên trong, gây ra sự khó chịu.
Da dày hay mỏng
Nhiều người thích da mỏng vì cho cảm giác thật chân, dễ dàng tăng tốc, xoay sở. Nhưng cũng có nhiều người thích da dầy vì giúp bảo vên chân tốt hơn. Thật ra, da giày mỏng hay dầy phụ thuộc nhiều vào vị trí và phong cách chơi.
Giày da mỏng có ưu điểm thật chân, cảm giác bóng tốt, trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, nhược điểm là khả năng bảo vệ kém, dễ dễ bị chấn thương ở bàn chân, đôi khi người mang bị đau khi sút bóng.
Giày đá bóng da dày có ưu điểm là tăng cường khả năng bảo vệ, không đau khi sút, cảm giác chắc chân. Nhược điểm của gày là cảm giác bóng kém hơn, không thật chân khi tiếp xúc với bóng.
Đế giày dày hay mỏng
Giày đá bóng sân cỏ nhân tạo đinh dăm tf thường có 2 loại loại đế dày - mỏng khác nhau, hỗ trợ cho những phong cách và vị trí khác nhau trên sân.
Giày đế mỏng thường có pham dáng thon gọn, thanh thoát, hỗ trợ sút bóng bằng mũi, mu với điểm tiếp xúc chủ yếu vào bên dưới quả bóng, giúp đường bay của bóng bổng hơn. Do trọng lượng nhẹ nên khả năng xoay xở, rê rắt bóng tốt hơn. Nhược điểm của đế móng là khả năng giảm chấn không tốt, người chơi nhanh bị mỏi do thiết kế thon, trong một số trường hợp, đế mỏng còn khiến tăng nguy cơ bị chận thương lật cổ chân - 1 dạng chấn thương rất thường gặp trong bóng đá.
Giày đá bóng đế giày có ưu điểm chắc chân, giúp trụ vững, giảm mỏi chân khi chơi trên sân cỏ nhân tạo, cho cảm giảm đầm chân khi chơi bóng, giảm thiểu nguy cơ bị lật cổ chân khi luyện tập và thi đấu. Nhược điểm là di chuyển kém linh hoạt, nặng, khả năng sút bằng mũi và mu kém do phần đế dày
Giày đá bóng ôm chân hay thoải mái
Với những người chơi bóng ở mức độ chuyên nghiệp thì ôm chân là yêu cầu đối tiên quyết khi chọn giày đá bóng. Bởi những đôi giày này giúp thật chân, tăng cảm giác bóng, cho lực sút căng. Tuy nhiên, với những bạn chơi bóng ở mức độ vui vẻ, rèn luyện sức khỏe là chính thì việc chọn 1 đôi giày thoải mái một chút cũng là môt lựa chọn tốt. Bởi vì những đôi giày quá chật có thể khiến bạn bị chấn thương ở một số vị trí khi cố mang và chạy.
Giày đá bóng ôm chân giúp thật chân, sút tốt, chuyền bóng cũng tốt hơn, không bị lỏng chân. Nhược điểm là có thể gây đau.
Giày đá bóng thoải mái đem lại sự dễ chịu khi mang, không quá bóp chân. Nhưng giày có thể bị lỏng sau 1 thời gian sử dụng, lại gây cảm giác không thật chân, có khoảng cách giữa chân và bóng khi sút. Nhiều khi có cảm giác giày muốn văng ra khi bạn hoạt động.
Giày đá bóng có dây hay không dây
Giày đá bóng không dây được Adidas cho ra mắt năm 2016 và vẫn không ngừng cải tiến theo thời gian. Giày có ưu điểm là không sợ bị tuột dây khi chơi bóng, không cần phải buộc khi mang, tăng diện tích xử lý bóng ở mu bàn chân. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng giày này là khi xỏ thường khó do có cổ nhất định để ôm chân và cố định giày chắc chắn hơn khi hoạt động trên sân.
Giày đá bóng có dây mang lại cảm giác chắc chân, có thể thay đổ độ rộng - chật khi thắt hay nới dây. Nhược điểm là giày có thể bị tuột khi hoạt động. Một số người sử dụng, đặc biệt là trẻ em thường ngại buộc dây.
Trên đây là một số chia sẻ về Những băn khoăn khi chọn giày đá bóng. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến chọn giày đá bóng, giày đá bóng, giày đá bóng sân cỏ nhân tạo, giày đá bóng đinh tf, giày đá bóng đinh dăm... Hãy liên hệ với Zocker để được tư vấn cụ thể.