Bóng đá là môn thể thao vua với số lượng người hâm mộ đông đảo. Tuy nhiên đây cũng là một trong những bộ môn có tỉ lệ chấn thương tương đối cao. Từ những vụ va chạm trên sân, những cú nhảy đơn giản, hay sử dụng giày không phù hợp đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Trong nội dung dưới đây Zocker sẽ chia sẻ về Chấn thương trong bóng đá - Tổng hợp nguyên nhân và cách phòng tránh 2022, giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tổng hợp nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương bóng đá
Chấn thương căng gân kheo
Khi vận động ở cường độ cao vùng gân kheo có thể bị căng giãn quá mức và rách một phần hay đứt hoàn toàn.
Để hạn chế chấn thương gân kheo đòi hỏi cầu thủ trước khi bước vào trận đấu cần khởi động kĩ để làm nóng cơ thể, giúp cho các bộ phận trên cơ thể thích nghi dần với vận động ở cường độ cao.
Để sơ cứu trong trường hợp chấn thương gân kheo các bạn có thể cho đá viên vào khăn sạch, tiến hành chườm lạnh.
Chấn thương trật mắt cá
Được được xem là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá, xảy ra ở phần mềm xung quanh mắt cá chân gây chảy máu, đau, sưng.
Để phòng ngừa chấn thương này các bạn có thể sử dụng băng cổ chân để bảo vệ mắt cá. Thống kê cho thấy, chấn thương mắt cá ở người có quấn băng hoặc các dụng cụ bảo vệ khác là từ 2,6 – 4,9 ca trên 1000 trận, trong khi tỉ lệ này ở những người không sử dụng phương tiện bảo vệ lên tới 32,8 ca/1000 trận.
Khi bị chấn thương mắt cá các bạn nên nghỉ ngơi, mát xa nhẹ nhàng vùng bị đau, có thể kết hợp với phương pháp chườm lạnh để giảm đau, sưng.
Chấn thương rách đĩa đệm đầu gối
Mỗi đầu gối có 1 đĩa đệm được tạo thành từ các sợi liên kết. Khi thực hiện cử động co khớp phần xương đùi sẽ cuộn lại và lướt nhẹ ở trên bề mặt xương ống chân. Tuy nhiên, khi quá trình xoay bị tác động bởi một lực đủ mạnh sẽ khiến cho đĩa đệm bị kẹt cứng giữa 2 xương, thậm chí có thể bị rách.
Chấn thương này nếu nhẹ chỉ gây sưng đau. Có thể phục hồi nếu vết rách nhỏ. Nếu nặng thì cầu thủ thậm chí phải giã từ sự nghiệp.
Không có biện pháp nào hữu hiệu để ngăn ngừa chấn thương dạng này. Điều tốt nhất là luyện tập để cơ và gân khoeo khỏe hơn, thích ứng tốt hơn với sức căng của khớp gối.
Để điều trị chấn thương đĩa đệm đầu gối cần tới bác sĩ trị liệu, hạn chế vận động mạnh trong 1 – 1,5 tháng.
Chấn thương thoát vị
Chấn thương ở khớp háng có thể xảy ra khi cầu thủ thực hiện các cú sút mạnh, di chuyển nhanh và thực hiện chuyển động xoay người, ngoặt bóng. Người bị thoát vị sẽ gặp nhiều khó khăn khi ngồi, di chuyển với các cơn đau rõ rệt ở vùng háng.
Để hạn chế chấn thương thoát vị cần luyện tập các cơ ngang thân người cũng như xương chậu để tăng cường khả năng chịu đựng cho phần cơ thể từ bụng cho tới xương chậu.
Trường hợp bị thoát vị các bạn nên tới bệnh viện để được chụp chiếu giúp chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương cũng như được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Chấn thương dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước nằm ở đầu gối. Chức năng của nó là giúp ngăn ngừa việc di chuyển lên phía đằng trước quá mức của cẳng chân.
Dây chằng chéo trước có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là khi cậu thủ bị vặn xoắn khi tiếp đất sau một cú nhảy, hoặc khi đầu gối mở ra quá rộng, số khác là các va chạm ở trên sân.
Việc tập luyện với các dụng cụ thăng bằng sẽ giúp chúng ta hạn chế chấn thương dây chằng ở đầu gối.
Để sơ cứu các bạn cần băng bó vết thương, ngồi nghỉ ngơi trong tư thế đầu gối cao hơn thắt lưng, kết hợp với chườm lạnh, áp dụng massage xoa bóp nhẹ nhàng để giảm sưng đau.
Có thể nói: Chấn thương chính là kẻ thù của thể thao. Nhưng xét ở một góc độ nào đó thì nó cũng là một phần của thể thao, đặt biệt là các môn có tính đua tranh quyết liệt như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục… Thống kê cho thấy khoảng 5% chấn thương thể thao là do luyện tập và chuẩn bị chưa tốt, 5% do chế độ sinh hoạt không hợp lý, 5% do nghỉ ngơi không đầy đủ, 5% do trang thiết bị không đủ tốt, còn lại là do va chạm với cầu thủ đối phương.
Một trong những cách để hạn chế tối đa các chấn thương trong bóng đá là bạn nên sử dụng giày đá bóng chính hãng, phù hợp với mặt sân, vị trí trên sân cũng như phong cách chơi.
Với những bạn đá “phủi” thì cần phải lưu ý tính chất sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam, phần đa chưa đạt chuẩn với mặt sân cứng, cỏ ngắn và thưa. Những đôi giày đa năng giúp thi đấu tốt ở nhiều vị trí trên sân, có phần đế được làm từ cao su nguyên chất có thể dễ dàng uốn cong, cùng với đó là lớp da đủ dày và được gia cố tốt như giày đá bóng Zocker chính là lựa chọn lý tưởng để bạn thi đấu tốt và hạn chế được các chấn thương trên sân !