096 905 7088 0
Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)

5 loại chấn thương khiến cầu thủ sợ hãi mất ăn mất ngủ

Với những cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao, chấn thương là nỗi ám ảnh kinh hoàng vì nó ảnh hưởng đến sự nghiệp thi đấu, đến niềm đam mê của họ. 

Trong suốt thời gian luyện tập và thi đấu, chấn thương có thể đến bất cứ lúc nào; với hàng trăm kiểu khác nhau. Riêng với cầu thủ bóng đá dù là chuyên nghiệp hay phong trào thì điều đó thường xuyên xảy ra hơn cả do đây là môn thể thao có tính tranh đua quyết liệt.

Cầu thủ bóng đá sử dụng tới đôi chân để đá bóng là nhiều nhất nên các chấn thương trong bóng đá chủ yếu tập trung ở nửa dưới cơ thể, từ ngón chân đến thắt lưng; trong đó liên quan tới cơ, sụn và dây chằng là phổ biến.

5 loại chấn thương khiến cầu thủ sợ hãi mất ăn mất ngủ

Theo thống kê được ghi nhận thì có 5 loại chấn thương mà các cầu thủ thường xuyên mắc phải:

1. Thoát vị

Thật sự ngạc nhiên khi thoát vị lại là chấn thương thường xảy ra với các cầu thủ. Điều này có lí do là các cầu thủ phải thường xuyên xoay người, di chuyển nhanh, sử dụng sức rướn để tăng lực sút nên vùng xương chậu chịu tác động rất lớn. 

Khi mắc chấn thương này sẽ chưa có phát tác mạnh nhưng việc thường xuyên thi đấu sẽ khiến chấn thương dần trở nên nghiêm trọng.

Chấn thương dạng này sẽ rất dai dẳng, nếu không có chế độ chăm sóc, luyện tập hợp lý có thể dẫn tới liệt. Vì vậy khi có những biểu hiện của thoát vị cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên môn để có hướng điều trị kịp thời, thậm chí có thể phải phẫu thuật.

2. Rách gân kheo

Gân kheo nằm sau bắp đùi có chức năng liên kết các búi cơ phía sau đùi với xương. 

Trong quá trình vận động khi luyện tập và thi đấu, các búi cơ này chịu nhiều áp lực dẫn đến có thể bị rách. Nhẹ thì gân kheo bị dãn khiến khả năng liên kết cơ xương yếu đi và gây đau đớn. 

Đây là chấn thương phổ biến đối với cầu thủ (chiếm đến 40% số ca chấn thương). Để ngừa chấn thương dạng này cần khởi động kỹ trước khi luyện tập hay thì đấu.

Nếu chẳng may bị rách gân kheo thì tốt nhất nên chườm đá hoặc chườm lạnh. Trường hợp mắc chấn thương năng thì tuân thủ ý kiến bác sĩ, thả lỏng và nghỉ ngơi sau đó rèn luyện lại cho đến khi bình phục.

3. Trật mắt cá chân

Đây cũng là chấn thương hay xảy ra với cầu thủ bóng đá. Trật mắt cá chân là tổn thương dây chằng quanh mắt cá, dẫn đến sưng tấy, thậm chí chảy máu 

Để hạn chế chấn thương dạng này, cầu thủ thường sử dụng dụng cụ bảo vệ cổ chân hoặc quấn băng quanh cổ chân để giúp bảo vệ khu vực nhạy cảm này. Biện pháp này rất hữu hiệu khi so sánh các thông số được thống kê: 33 ca chấn thương/ 1000 trận nếu không có biện pháp bảo vệ và chỉ 3-4 ca trật mắt cá chân / 1000 trận nếu được bảo vệ. 
Ngoài ra, để bảo vệ khu vực nhạy cảm này còn có các bài tập vật lý trị liệu tăng cường sức chịu đựng và cải thiện chức năng dây chằng mắt cá chân. 

Khi gặp chấn thương, tốt nhất vẫn là nghỉ ngơi, xoa bóp và chườm lạnh, tuân thủ điều rị của bác sĩ.

4. Vỡ sụn đầu gối

Chấn thương này cũng hay xảy ra, tương đương với chấn thương mắt cá chân, thường xảy ra khi va chạm khiến mô sụn tại đầu gối tổn thương. 

Để phòng ngừa, ngoài việc quấn băng, thì việc luyện tập cho cơ đùi tăng sức chịu đựng cũng là điều tốt nhất. 

Khi gặp chấn thương này dạng nhẹ thì có thể nghỉ ngơi, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, nặng hơn thì có thể phải phẫu thuật để có thể thi đấu trở lại ít nhất sau 4-6 tuần dưỡng thương.

5. Đứt dây chằng chữ thập

Dây chằng chữ thập kết nối giữa xương đùi và xương ống chân, cố định khớp gối trong phạm vi tác động của nó. 

Nguyên nhân đứt dây chằng chữ thập có thể do chịu áp lực lớn từ các động tác bật nhảy hay tiếp đất không an toàn, hoạc do va chạm với vật cứng khác khiến khớp gối không được dây chằng neo giữ ổn định. 

Để phòng ngừa, ngoài việc luyện tập các động tác thuần thục đúng kỹ thuật thì việc rèn luện vật lý trị liệu cũng giúp cho chức năng dây chằng được cải thiện đáng kể. 

Khi chấn thương, tuân thủ điều trị của bác sĩ, xoa bóp, chườm lạnh, nghỉ ngơi hợp lý.

Trong bóng đá, tuổi tác và giới tính cũng tác động rất nhiều đến việc xảy ra chấn thương, nam giới sẽ ít chấn thương hơn nữ giới; và khi còn trẻ việc chấn thương cũng ít hơn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.

Trên đây là một số chia sẻ của Zocker về 5 loại chấn thường khiến cầu thủ sợ hãi mất ăn mất ngủ. Nếu như các bạn có các thắc mắc liên quan đến chấn thương trong bóng đá, giày bóng đá, quần áo bóng đá... hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.

Các bài viết khác
Xem tất cả
Phồng rộp chân là hiện tượng khá phổ biến ở những người thường xuyên vận động thể chất, đặc biệt là các môn thể thao dùng nhiều đến chân như chạy bộ, đá bóng… Không chỉ những người mới, mà cả những ng...
Chi tiết
Chấn thương thể thao là điều mà không một vận động viên hay người yêu thích vận động nào lại mong muốn. Tuy nhiên, chấn thương lại có thể xảy đến với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào. Nguyên nhân c...
Chi tiết
Tennis - quần vợt là môn thể thao xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu và được nhiều người yêu thích. Môn thể thao này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có những thời điểm người chơi cảm th...
Chi tiết
Massage thể thao - sport massage đem lại rất nhiều lợi ích cho những người thường xuyên vận động thể dục thể thao, trong đó có những cầu thủ bóng rổ, những người đam mê môn thể thao này. Trong khi luy...
Chi tiết

Cảm nhận khách hàng về Zocker

Zocker tự hào là thương hiệu Giày bóng đá chuyên cho sân cỏ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam! Thương hiệu Zocker chính thức ra mắt từ năm 2018. Zocker ban đầu tập trung vào giày bóng đá sân cỏ nhân tạo, liên tục cải tiến sản phẩm, hàng năm đều cho ra mắt các mẫu giày mới tiên tiến hơn. Đến nay Zocker sở hữu một hệ sinh thái phong phú với nhiều sản phẩm như: Giày bóng đá, găng tay thủ môn, bộ quần áo bóng đá, tất chân, balo, túi xách… không chỉ chất lượng mà còn rất thời thượng, hướng đến một phong cách sống trẻ trung, năng động.
Tìm hiểu thêm
Bản quyền © 2024 của Zocker. Website được thiết kế bởi Tất Thành