Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, được phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhưng bóng đá cũng là môn thể thao rất dễ bị chấn thương, từ đơn giản đến nghiêm trọng. Hầu hết những chấn thương trong bóng đá thường do những vụ va chạm trên sân hay đơn giản chỉ từ những buổi tập của các cầu thủ.
Hiểu được những chấn thương phổ biến trong bóng đá sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh một cách hiệu quả. 5 chấn thương thường gặp nhất trong môn túc cầu là: chấn thương gân kheo, trật mắt cá, rách đệm bảo vệ đầu gối, chứng thoát vị và chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước.
- Chấn thương gân kheo
Trong quá trình vận động với cường độ cao, vùng gân kheo bắp đùi có thể bị căng vượt quá giới hạn vì thế phần gân cơ đùi sẽ bị rách. Một vết rách ở phần cơ đùi có thể xem là chấn thương căng gân kheo.
Để ngăn ngừa chấn thương gân kheo, cách hiệu quả nhất là trước khi vào trận đấu cầu thủ nên khởi động kỹ càng. Việc khởi động sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương bởi vì cơ đùi sẽ được mở rộng khi các sợi cơ tăng nhiệt độ. Tốt nhất là nên làm nóng trước khi trận đấu diễn ra 20 phút và thả lỏng người khi trận đấu kết thúc.
- Chấn thương trật mắt cá
Trật mắt cá là một chấn thương phổ biến trong bóng đá. Thường là tổn thương nhẹ phần cơ (chủ yếu là dây chằng) xung quanh mắt cá gây ra bởi khi mắt cá bị xoắn vào trong. Cũng như chấn thương dây chằng, vỏ bọc bao xung quanh phần gân gót chân cũng có thể bị tổn thương. Điều này làm chảy máu phần cơ làm sưng mắt cá và gây đau.
Khi dính chấn thương mắt cá, cách đơn giản nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi, xoa bóp ở vùng bị đau và chườm nước đá (nhớ là không bao giờ chườm đá trực tiếp lên bề mặt da).
- Chấn thương rách đệm bảo vệ đầu gối
Có 2 vùng đệm bảo vệ mỗi đầu nối đầu gối được tạo từ sợi sụn liên kết dai. Chấn thương xảy ra là do bị tổn thương 2 vùng đệm này. Khi khớp gối uốn cong phần xương đùi thường cuộn, xoay tròn trên bề mặt trên của xương ống chân. Tuy nhiên, nếu sự xoay tròn này có tác động thêm sức nặng thì sẽ làm cho phần đệm bị ép chặt và bị kẹt. Điều này có thể dẫn đến phần đệm bị rách. Chấn thương này gây ra cảm giác đau và sưng tấy ở đầu gối. Với một vết rách nhỏ thì có thể dễ dàng hồi phục. Nhưng với những vết rách lớn sẽ gây cản trở trong việc di chuyển thậm chí nặng hơn cầu thủ phải giã từ sự nghiệp thi đấu.
- Chứng thoát vị
Chứng thoát vị và chấn thương háng là một trong những chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt trong bóng đá khi cầu thủ phải sút, di chuyển nhanh và xoay người. Cách tốt nhất là tập luyện các vùng cơ ngang thân người và xương chậu. Điều này sẽ làm tăng sực chịu đựng từ phần từ bụng đến xương chậu.
- Chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước
Dây chằng chữ thập chéo trước nằm sâu trong khoảng đầu nối đầu gối giữa xương đùi và xương ống chân. Chức năng của nó là ngăn chặn việc di chuyển lên phía trước quá mức của cẳng chân trong mối liên hệ với đùi và cũng bảo vệ sự xoay chuyển ở đầu nối đầu gối.
Tất cả các chấn thương khi xảy ra cần phải băng bó cẩn thận; Phải nghỉ tập thể thao, thậm chí nên hạn chế di chuyển; Sử dụng túi đá chườm vết thương trong khoảng 6 tiếng để giảm đau và chống sưng; Xoa bóp liên tục cũng sẽ giúp làm dịu vết đau và hạn chế sưng tấy; Để làm dịu vết thương và ngăn chặn việc sưng tấy, đầu gối nên được nâng cao quá thắt lưng.
Một trong những cách giúp hạn chế chấn thương bóng đá hiệu quả là sử dụng giày bóng đá phù hợp: phù hợp với mặt sân, phù hợp với phong cách chơi bóng, vị trí trên sân...
Trên đây là một số chia sẻ của Zocker về 5 chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá. Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.