Bóng đá là một trong những môn thể thao đứng hàng đầu về nguy cơ chấn thương. Những chấn thương thường xảy ra trong bóng đá rất đa dạng, từ bong gân, trật khớp, rách da, …Ở đây chỉ đề cập đến 2 loại chấn thương phổ biến nhất mà các cầu thủ thường gặp phải, đó là chấn thương cơ và xương.
Đối với chấn thương về cơ, có các loại thường xảy ra là:
- Giãn cơ: Tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người chơi bóng đá với cường độ cao. Đây là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn.
Dấu hiệu: Nếu bạn bị giãn cơ, ngay lập tức sẽ có cảm giác đau nhói ở vùng bị tổn thương. Sau một thời gian ngắn, tại chỗ đó sẽ bị sưng lên.
Xử lí ban đầu: Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tồn thương thêm; Chườm đá 10 – 15 phút/ lần, mỗi lẫn cách nhau khoảng 1 giờ; Xoa thuốc thích hợp (cần có chỉ định của bác sĩ); Tránh hoạt động mạnh trong thời gian điều trị.
- Căng cơ: Xảy ra khi vận động quá mạnh khiến các cơ bị kéo căng, nếu quá đà có thể dẫn đến bị rách cơ.
Với cường độ tập quá nhiều hay tập khởi động không đúng, các cầu thủ rất dễ bị tình trạng này.
Dấu hiệu: Đau, sưng, chuột rút, co thắt cơ và khó cử động cơ
Xử lý ban đầu: Khi nhận thấy dấu hiệu bị căng cơ, phải dừng ngay mọi vận động để tránh tác động thêm nữa vào chỗ bị tổn thương. Ngay sau đó lấy đá lạnh chườm 10 – 15 phút/lần vào chỗ đau, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ; Không cần xoa thuốc nếu sau thời gian chườm đá cơn đau giảm đi. Nếu sau từ 2-3 ngày vẫn đau âm ỉ thì bạn nên đến bệnh viện chiếu chụp để kiểm tra cẩn thận.
- Rách cơ: Thường xảy ra khi cầu thủ vận động quá mạnh và quá sức. Hoặc có một hành động mạnh đột ngột khiến cơ bị căng quá mức dẫn đến rách, ví dụ một cú xoạc chân cản bóng.
Dấu hiệu: Thường xuất hiện vết bầm như bị tụ máu tại chỗ bị thương, kèm theo cơn đau dữ dội.
Xử lí ban đầu: Ngay lập tức phải dừng các vận động, sơ cứu chỗ bị đau bằng băng gạc quấn thật chặt để giảm chảy máu, sưng và đau. Sau đó nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.
- Đứt cơ: Là trường hợp nặng nhất trong các tổn thương về cơ. Cơ bị đứt sẽ khiến chỗ tooern thương bị sưng, khớp lỏng lẻo không thể cử động.
Xử lí ban đầu: Nằm bất động để tránh trật khớp và làm vết thương thêm trầm trọng hơn; Chườm đá để tránh sưng; Dùng kẹp cố định, rồi đưa ra trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Về chấn thương xương, với bóng đá, gãy xương không thường xảy ra. Nhưng một khi nó đến, lại rất nguy hiểm với cầu thủ.
Dấu hiệu: Bị gãy xương rất đau, tưởng như không chịu nổi; đồng thời chỗ gãy bị sưng to, không thể cử động, thậm chí chỗ xương gãy có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy.
Xử lí ban đầu: Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tổn thương thêm; Cầm máu bằng băng gạc hay một tấm vải sạch; Băng nẹp cố định bằng hai tấm gỗ, hoặc bìa cứng; Di chuyển trên cáng cứng hoặc một tấm gỗ cứng, bằng phẳng; Đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị đúng cách.
Trên đây Zocker đã chia sẻ với các bạn Những chấn thương phổ biến trong bóng đá và cách khắc phục. Trong trường hợp các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến các chấn thương trong bóng đá hoặc giày bóng đá, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.